Tiểu phầm “Mất cọc” của xã Thanh Hối tham dự hội thi “Hòa giải viên giỏi huyện” hòa giải tranh chấp bờ ruộng nhận được sự cổ vũ của người xem.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, PBGDPL của huyện Tân Lạc tập trung hướng mạnh về cơ sở, chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể huyện nên đã tạo được kết quả tích cực, từng bước đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ngay từ đầu năm, Phòng Tư pháp là cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của huyện đã tham mưu giúp UBND huyện ban hành kế hoạch PBGDPL trên địa bàn huyện; phối hợp với các ban, ngành xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các hội viên, đoàn viên. Đáng lưu ý, khi triển khai tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực nào phòng đều có ý kiến với cơ quan chuyên môn đề nghị cùng tham gia để kịp thời giải đáp những ý kiến thắc mắc, chưa hiểu của nhân dân, tạo được hiệu quả tuyên truyền rõ nét. Cùng với đó, huyện quan tâm củng cố lực lượng cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã, xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Đến nay, huyện có 16 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 196 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Năm 2012, toàn huyện đã tổ chức được 873 hội nghị cho 69.974 lượt người nghe, học tập. Trong đó, cấp huyện tổ chức 25 hội nghị với 2.025 lượt người nghe; cấp xã và xóm tổ chức 848 hội nghị với 67.949 lượt người nghe.
Nhằm tạo sự đa dạng trong công tác tuyên truyền, huyện chú trọng lồng ghép tuyên truyền thông qua hoạt động hoà giải, xét xử lưu động, trợ giúp pháp lý, văn hoá - văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, phát triển tủ sách, ngăn sách pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật…, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận pháp luật dưới nhiều hình thức phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Cũng trong năm, huyện đã tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi” từ cấp xã với 22/24 xã, thị trấn tổ chức hội thi. Đây thực sự là sân chơi pháp lý bổ ích, thu hút sự tham gia không chỉ của của đội ngũ hòa giải viên mà còn nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Thông qua nội dung thi, những kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, đất đai, HN-GĐ, bình đẳng giới… được truyền tải đến người nghe, xem từ những tình huống, sự việc cụ thể, giúp mọi người nắm bắt, hiểu các quy định của pháp luật một cách dễ dàng. Đồng thời, những người làm công tác hòa giải được gặp gỡ giao lưu, trao đổi, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc xảy ra ở cơ sở. Toàn huyện hiện có 245 tổ hòa giải tại thôn, xóm, khu dân cư với trên 1.300 hoà giải viên, thời gian qua các tổ hoà giải đã tiếp nhận 69 vụ, hòa giải thành 61 vụ, đạt tỷ lệ 88,4%. Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý (TGPL), huyện tăng cường TGPL lưu động đến các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn. Chú trọng cải tiến hình thức, phương thức TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số, lựa chọn nội dung TGPL phù hợp với văn hoá và nhận thức của nhân dân. Trong năm, Chi nhánh TGPL huyện phối hợp với Trung tâm TGPL tỉnh đã tổ chức TGPL lưu động tại các xã Phú Vinh, Nam Sơn, Lũng Vân, Do Nhân, Gia Mô, qua đó tư vấn, giải đáp pháp luật cho người dân ở cơ sở về các lĩnh vực quan tâm như đất đai, dân sự, HN-GĐ, KN-TC… Tiếp tục phát huy tác dụng của tủ sách pháp luật, huyện huyện duy trì hoạt động của 24 tủ sách pháp luật tại 24 xã, thị trấn, thường xuyên bổ sung, cập nhật đầu sách. Mỗi tủ sách có từ 75 - 92 đầu sách, tăng bình quân 4 đầu sách/tủ so với năm 2011, tạo điều kiện phục vụ tốt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân, trong năm đã có trên 2.500 lượt người đến tìm hiểu, khai thác.
Phục vụ nhiệm vụ chính trị của, địa phương, công tác tuyên truyền PBGDPL của huyện Tân Lạc đã được triển khai một cách đồng bộ, trọng tâm, có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó giảm bớt đơn, thư KN-TC, giữ vững TTATXH, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP ở địa phương.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng CSGT (Công an tỉnh), kể từ khi triển khai thực hiện các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định 71/NĐ-CP, tính từ ngày 10/11 đến ngày 23/11, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý và lập biên bản 1.139 trường hợp.
(HBĐT) - Bám chắc cơ sở, nắm chắc tình hình ANTT - TTATXH, kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo ANTT ở địa phương, phát huy tốt tính dân chủ trên cơ sở lắng nghe dân nói. Từ đó, lực lượng Công an thị trấn Bo (Kim Bôi) đã không ngừng nỗ lực xây dựng hình ảnh chiến sỹ Công an nhân dân vì dân phục vụ.
(HBĐT) - Cùng thời điểm với việc mua bán, chuyển nhượng không thành thửa đất số 154 thuộc tờ bản đồ số 25 với diện tích 3.888,9 m2 giữa chủ đất là ông Nguyễn Văn Bằng ở xóm Mè, xã Yên Quang (Kỳ Sơn) với người môi giới là Nguyễn Văn Thường cư trú cùng xóm, ông Bằng cùng 13 hộ khác trong xóm nhận được thông báo của Trưởng xóm lên xã làm thủ tục để cấp giấy CNQSD thửa đất trên. Nhưng khi mua hồ sơ là làm thủ tục, ông Bằng thực sự sửng sốt khi được cán bộ tư pháp xã thông báo đã có người làm hồ sơ xin cấp giấy CNQSD lô đất của gia đình ông. Bức xúc và bất bình, ông Bằng đã làm đơn khiếu nại gửi các cấp, ngành của huyện. Các ngành chức năng của huyện Kỳ Sơn đã vào cuộc và sự việc đã hé mở.
(HBĐT) - Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn Bùi Văn Nỏm cho biết: trước tình hình số người nghiện ma túy tăng nhanh, gây lo lắng, bức xúc cho nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình TTATXH, ngày 20/10/2002, Huyện ủy đã ra Nghị quyết số 05-NQ/HU về xây dựng huyện Lạc Sơn trở thành địa bàn không có ma túy. Triển khai thực hiện Nghị quyết, Lạc Sơn đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia tổ chức thực hiện toàn diện, hiệu quả. Qua đó đã kiềm chế sự gia tăng của tệ nạn và tội phạm ma túy, từng bước đẩy lùi ma túy ra khỏi địa bàn.
(HBĐT) - Sau khi nhận đơn của ông Bùi Văn X., trú tại xóm Bái Trang (Đông Lai - Tân Lạc) KN -TC với nội dung không đồng ý với kết quả của cơ quan CSĐT CA Tân Lạc và cơ quan CSĐT CA tỉnh về vụ án con gái ông là Bùi Thị H., sinh năm 1995 bị hiếp dâm, Báo Hòa Bình đã có công văn trao đổi kèm theo đơn của ông gửi Giám đốc CA tỉnh. Tại công văn số 572 ngày 7/11/2012 của cơ quan CSĐT CA tỉnh thông báo kết quả giải quyết đơn như sau:
(HBĐT) - Ngày 21/11, Ban ATGT huyện phối hợp với Huyện đoàn Kỳ Sơn tổ chức Hội thi Đội tuyên truyền thanh niên với văn hóa giao thông năm 2012. Tham dự hội thi có 12 đội đến từ 10 xã, thị trấn và 2 đoàn trường THPT Kỳ Sơn và THPT Phú Cường.