Khai thác titan. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Khai thác titan. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng khoáng sản tương đối lớn với chủng loại phong phú, đa dạng. Song do công tác quản lý, khai thác, kinh doanh còn nhiều bất cập, nên tình trạng khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản vẫn đang diễn biến phức tạp, gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

 

Theo Đại tá, phó giáo sư-tiến sỹ Hoàng Văn Trực, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế-Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an): Qua thực tế đấu tranh, Cục đã nhận diện được 3 dạng doanh nghiệp liên quan đến hoạt động khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản.

Trước hết, đó là những doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng không đầu tư nhà máy chế biến khoáng sản mà tìm cách bán quặng thô để thu lợi nhuận. Dạng thứ 2 là các doanh nghiệp mua khoáng sản từ các doanh nghiệp được cấp giấy phép để xuất lậu sang nước ngoài. Dạng thứ 3 là doanh nghiệp vận tải, trực tiếp thực hiện hành vi xuất lậu khoáng sản qua biên giới.

Nguyên nhân dẫn đến nạn khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản hiện nay là do việc cấp phép khai thác khoáng sản diễn ra tràn lan, nhưng các cơ quan chức năng không tính đến năng lực chế biến của các doanh nghiệp trong nước; rất ít doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ để xây dựng, phát triển công nghệ chế biến khoáng sản. Nên đến thời điểm này, cả nước mới có 3 nhà máy có đủ năng lực chế biến sâu các sản phẩm chất lượng cao như bột Zircon, xỉ titan, Ilmenite hoàn nguyên...

Điều này dẫn đến nghịch lý khoáng sản thô được khai thác rất lớn nhưng năng lực chế biến không đáp ứng nổi. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình buôn lậu khoáng sản ngày càng diễn biến phức tạp.

Hầu hết các doanh nghiệp khi làm thủ tục xin cấp phép khai thác khoáng sản đều cam kết xây dựng nhà máy chế biến sâu đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc cam kết chỉ khai thác khoáng sản thô phục vụ cho các nhà máy chế biến sâu tại địa phương. Nhưng sau khi được cấp phép khai thác, đa số các doanh nghiệp không đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, cũng không bán khoáng sản thô cho các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn, mà tìm cách xuất lậu sang nước ngoài. Song các cơ quan quản lý địa phương vẫn không có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.

Đơn cử như tại Bình Định, từ năm 2008-2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp tổng cộng 34 giấy phép khai thác titan, nhưng trên địa bàn chỉ có 4 nhà máy chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, do đó Bình Định trở thành địa phương trọng điểm diễn ra các hoạt động buôn lậu titan sang nước ngoài. Cụ thể như vụ Lê Văn Chiến, nguyên cán bộ Cục Hải quan Bình Định cầm đầu đã buôn lậu 70.000 tấn quặng titan tại cảng Quy Nhơn.

Mặt khác, sự buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản, giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp phép và cơ quan quản lý khai thác, chế biến, kinh doanh. Cũng như sự phối hợp chưa đồng bộ, kém hiệu quả của các cơ quan chống buôn lậu làm gia tăng tình trạng khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản. Về mặt pháp lý, nước ta đang thiếu chế tài xử lý nghiêm và cụ thể đối với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực kinh doanh khoáng sản, nên không có tác dụng răn đe, xử lý các hành vi vi phạm.

Vì vậy, để ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản, những biện pháp cần phải tiến hành ngay đó là Bộ Công thương cần phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh việc xây dựng, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến theo Quyết định 104/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các tỉnh cần kiểm tra, rà soát lại các giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp. Đồng thời, Ban 127 Trung ương chỉ đạo các lực lượng chống buôn lậu tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác chống buôn lậu khoáng sản, nhất là chống buôn lậu trên biển./.

                                                                     Theo Báo TTXVN
 
 

Các tin khác

Từ 3/1, lực lượng nữ CSGT sẽ xuống phố điều tiết giao thông (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+).
LLVT và nhân dân xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) đóng góp ngày công, hiến hàng trăm mét đất để làm đường giao thông tại xóm Mon.
Không có hình ảnh
Từ khi được chọn để triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng làng văn hóa, quốc phòng”, bộ mặt nông thôn và đời sống người dân xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) không ngừng được cải thiện.

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

(HBĐT) - Năm 2012, tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và giữ vững. Khu vực nông thôn có 111 vụ khiếu kiện phải giải quyết, trong đó có 84 vụ từ năm trước chuyển sang, chỉ có 27 vụ phát sinh mới. Tội phạm về TTXH xảy ra 563 vụ, giảm 22 vụ so với năm 2011.

Nét mới trong thực hiện ATGT ở tỉnh ta

(HBĐT) - Năm 2012 được Chính phủ chọn là “Năm an toàn giao thông” nhằm thiết lập kỷ cương TTATGT với mục tiêu giảm TNGT từ 5 - 10%. Sau một năm triển khai thực hiện, trên địa bàn toàn tỉnh, TNGT đã giảm cả ba tiêu chí: số vụ giảm 6,3%, số người chết giảm 10,7%, số người bị thương giảm 17,9%, không có vụ TNGT đường thủy nào xảy ra, đạt mục tiêu Ban ATGT tỉnh đề ra.

Công an viên làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 20 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ. 16 xã của huyện giáp ranh với các huyện, tỉnh bạn như Sơn La, Phú Thọ. Có tuyến tỉnh lộ 433 chạy từ TPHB đến xã Đồng Nghê dài gần 100 km và tuyến lòng hồ sông Đà (Hòa Bình - Cửa Nánh), đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, đời sống kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế và phát triển chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện.

Huyền thoại về nghệ thuật quân sự của Việt Nam

Bốn thập kỷ đã trôi qua, chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không cuối tháng 12/1972 của quân và dân ta đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn của không quân đế quốc Mỹ đã đi vào huyền thoại lịch sử quân sự thế giới. Kỳ tích lẫy lừng ấy cũng đã trở thành biểu tượng của ý chí, của trí tuệ, tầm vóc Việt Nam; viết nên trang sử hào hùng của dân tộc trong thế kỷ XX. Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không là niềm kiêu hãnh, là bài học quý giá về sức sáng tạo, lòng dũng cảm và chiến thuật quân sự chống tiến công hỏa lực đường không của quân và dân ta.

Xe tải mất phanh, đâm trọng thương 1 người

(HBĐT) - Vào khoảng 11h30 ngày 28/12, tại Km 26 thuộc tổ 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình, một xe ô tô tải mang BKS 26K - 2557 đi hướng Hà Nội – Sơn La do mất phanh và tránh phương tiện lưu thông trên đường quốc lộ 6 đã lao vào dãy nhà đoạn ngõ 148, đường Cù Chính Lan.

Viện KSND Kỳ Sơn: Công khai xin lỗi, cải chính, khôi phục danh dự cho công dân bị oan sai

(HBĐT) - Sáng 28/12, tại Nhà văn hóa xóm Nút, xã Dân Hạ, viện KSND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức công khai xin lỗi, cải chính, khôi phục danh dự cho công dân bị oan sai theo quy định của pháp luật. Tới dự có đại diện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục