CCB Nguyễn Văn Nhĩ, Chủ tịch Hội CCB phường Thịnh Lang kể chuyện truyền thống với thế hệ trẻ bên danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân do Chủ tịch nước tặng thưởng cho xã Thịnh Lang.

CCB Nguyễn Văn Nhĩ, Chủ tịch Hội CCB phường Thịnh Lang kể chuyện truyền thống với thế hệ trẻ bên danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân do Chủ tịch nước tặng thưởng cho xã Thịnh Lang.

(HBĐT) - Là con em phường Thịnh Lang (TPHB) thế hệ sinh ra sau ngày giải phóng nhưng tôi đã từng được các ông, bà, các cựu quân nhân kể về lịch sử quê hương. Nói về lịch sử quê mình, ông nội tôi (nguyên xã đội trưởng thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ) hết mực tự hào bởi nhân dân Thịnh Lang đã làm tròn vai hậu phương vững chắc, chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Ông kể:

 

Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của Mỹ ra miền Bắc, do có vị trí quan trọng về chiến lược quân sự, Thịnh Lang đã trở thành trọng điểm bắn phá của địch. Chúng đánh phá nhiều trận, chủ yếu vào ban đêm. Tiêu biểu là trận ném bom xuống bến bãi Mĩa, xóm Thịnh Minh vào ngày 27/3/1967 làm 2 người chết, 6 người bị thương, cháy nhiều nhà cửa, tài sản. Tiếp đó, đêm ngày 12/10/1967, máy bay Mỹ đã trút bom xuống xóm A1 làm 15 người chết (8 trẻ em), 10 người bị thương và nhiều tài sản. Trong đó có gia đình có 7 người, chỉ còn lại 1... Tính từ tháng 9/1967 - 3/1968, địch đánh phá Thịnh Lang 10 lần. Biến đau thương thành hành động, từ sự hỗ trợ của Tỉnh đội, Huyện đội, các đơn vị trực chiến của xã được trang bị súng phòng không 12,7 mm, 14,5 mm và 20 mm để đánh trả máy bay Mỹ. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị khác hình thành một lưới lửa phòng không dày đặc. Đêm 2/11/1967, bị dân quân xã đánh bất ngờ, máy bay Mỹ hoảng loạn ném một loạt 16 quả bom xuống khu vực bờ sông Đà và vội rút quân. Mặc dù thường xuyên bị máy bay Mỹ oanh tạc nhưng tư tưởng nhân dân vẫn ổn định, nỗ lực lao động sản xuất, thức dậy từ 1-  2h  đi làm đồng để kịp buổi sáng sơ tán người và trâu, bò. Đây là thời kỳ Đảng bộ và nhân dân Thịnh Lang giành giật với máy bay Mỹ từng giờ, từng phút để giữ vững tiến độ sản xuất. Tính đến tháng 5/1968, dân quân Thịnh Lang đã tham gia chiến đấu 34 trận, phối hợp với các lực lượng phòng không thị xã nổ súng đánh trả máy bay Mỹ đến gây tội ác. Trong giai đoạn này, toàn xã có hàng trăm thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ. Đợt giao quân lớn nhất vào năm 1968 với 32 ĐV-TN lên đường vào Nam chiến đấu. 

 

Đến năm 1972, trước nguy cơ phá sản kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”, Mỹ vội vã huy động không quân ngang nhiên ném bom trở lại miền Bắc hòng cứu vãn tình thế. Trước tình hình mới, nhân dân Thịnh Lang trở lại nếp sống thời chiến. Các tổ trực chiến của xã được trang bị thêm súng phòng không, 3 khẩu pháo cao xạ và xã thành lập một đơn vị cối 82 của các nữ dân quân thực hiện đánh địch ở mặt đất. Quân dân Thịnh Lang đã hoàn thành nhiệm vụ đón lõng máy bay địch khi chúng xâm phạm bầu trời địa phương và phối hợp đánh hàng trăm trận. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm, đơn vị trực chiến phối hợp với các đơn vị bảo vệ thị xã bắn rơi máy bay F4 của địch. Với thành tích này, Bộ Tư lệnh QK 3 đã tặng bằng khen cho dân quân xã. Giai đoạn 1973 - 1975, Thịnh Lang đều hoàn thành vượt mức nghĩa vụ thực phẩm cho Nhà nước với các phong trào sôi nổi “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang”, tích cực sản xuất chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Xã đã làm nghĩa vụ 263,4 tấn lương thực, 32,4 tấn thực phẩm, 9.603 tấn mía, 34.400 đồng và đóng góp cho lực lượng trực chiến của xã nhiều ngày công, lương thực. Trong kháng chiến chống Mỹ, Thịnh Lang đã tổ chức 54 đợt tuyển quân, tiễn 134 thanh niên lên đường chiến đấu, 22 đồng chí đã anh dũng hy sinh, 37 đồng chí để lại một phần xương máu trên chiến trường. Với những thành tích đó, Đảng bộ, nhân dân Thịnh Lang đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 1998 được Chủ tịch nước tặng hưởng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

 

Mỗi dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, những con em Thịnh Lang lên đường vào Nam chiến đấu lại ôn lại truyền thống anh hùng của quê hương, hồi tưởng những ký ức chiến trường và giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay. CCB Nguyễn Văn Nhĩ đã từng chia tay quê hương Thịnh Lang vào chiến đấu tại Long An, đánh mũi tây nam, chiến dịch Hồ Chí Minh nay đã trở thành Chủ tịch Hội CCB phường. ông rất tự hào bởi người Thịnh Lang tại các chiến trường miền Nam chiến đấu rất anh dũng, được bạn bè, đơn vị tin yêu, mến phục. Khi trở về với gia đình, quê hương, họ lại phát huy được phẩm chất bộ đội Cụ Hồ gương mẫu trong mọi hoạt động ở địa phương, xứng đáng để thế hệ trẻ noi theo. ông càng tự hào hơn khi quê hương Thịnh Lang hôm nay đã có nhiều khởi sắc. Xã Thịnh Lang ngày nào nay đã lên phường với 2 tuyến đường đôi hiện đại, những nhà cao tầng, điện cao áp sáng lung linh bên dòng sông Đà. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế của phường đạt 14%, thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng, 3 trường học và trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia; tất cả các tổ dân phố đều có đội văn nghệ, thể thao hoạt động thường xuyên.

 

Vào mỗi dịp kỷ niệm đại thắng 30/4, niềm phấn khởi, tự hào lại hiện lên trên khoé mắt những bậc cao nhiên, trong tiếng ríu rít nô đùa của con trẻ, trong rực màu cờ đỏ sao vàng của lá cờ Tổ quốc. Thịnh Lang đang viết tiếp trang sử hào hùng, vững bước về phía trước với niềm tin tuyệt đối vào Đảng, Bác Hồ.

            

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo xã Kim Bôi đến thăm hỏi,  động viên gia đình có công với cách mạng  Bùi Văn Vãn ở xóm Vố.
Thay mặt Hội đồng xét duyệt giảm án tỉnh, Thiếu tướng Bùi Đức Sòn, Giám đốc Công an tỉnh trao Quyết định giảm án cho các phạm nhân.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí Thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 3 trao đổi kinh nghiệm trong triển khai phong trào thi đua quyết thắng của LLVT tỉnh.
Ông Trần Văn Lộc, nguyên Phó Ty Công an Hòa Bình ôn lại những năm tháng chiến đấu trên chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh.

Đặt lợi ích của người dân làm trung tâm

(HBĐT) - “Xác định phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của LLVT huyện. Do vậy, Đảng ủy - chỉ huy đơn vị đã luôn quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các cấp tới toàn thể CBCS, LLVT trong toàn huyện. Qua đó đã tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của CBCS và sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Nhờ vậy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận” - Thượng tá Nguyễn Văn Duyến, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Thủy nhấn mạnh.

Yên Thủy chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL

(HBĐT) - Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có trên 1.000 người, trong đó có 4 cán bộ tư pháp cấp huyện, 15 cán bộ tư pháp cấp xã, 17 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 903 hòa giải viên cơ sở, 124 tuyên truyền viên pháp luật cơ sở. Những năm qua, huyện luôn quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, phát huy vai trò là cầu nối tuyên truyền, PBGDPL đến cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn huyện.

Kỳ Sơn nâng cao chất lượng công tác xét xử

(HBĐT) - Đến nay, công tác giải quyết, xét xử các vụ án ở huyện Kỳ Sơn tiếp tục có những đổi mới tích cực, đảm bảo việc thụ lý, giải quyết và thực hiện các thủ tục hành chính tư pháp được tiến hành nhanh chóng, kịp thời.

Gặp người chiến sĩ tháo gỡ bom mìn năm xưa

(HBĐT) - 38 năm đã trôi qua, song chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vang mãi bản hùng ca, là niềm tự hào của dân tộc. Những con người làm nên lịch sử năm xưa trở về với đời thường hôm nay tuy tuổi đã cao, song vẫn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ. Trong số đó có CCB Nguyễn Văn Phúc ở tổ 25, phường Đồng Tiến (TPHB).

Phổ biến pháp luật về TTATGT cho gần 100 cán bộ huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 26/4, UBND, Ban ATGT huyện Đà Bắc phối hợp với Sở GT-VT tổ chức hội nghị TTPBPL về TTATGT và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông cho gần 100 cán bộ các ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban ATGT huyện, Đoạn quản lý giao thông đường bộ I, Chủ tịch UBND, cán bộ địa chính, cán bộ giao thông, trưởng Ban CA và khu dân cử, trưởng thôn, bản thuộc 10 xã, thị trấn nằm trên đường 433 huyện Đà Bắc.

Hội thẩm nhân dân tỉnh không chỉ ngồi ghế “dự bị” 

(HBĐT) - Họ là những cán bộ hưu trí hoặc cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các ban, ngành, đoàn thể, doanh nhân… có kiến thức pháp lý được HĐND tỉnh bầu ra để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cùng cấp. Ý thức rõ chức năng, nhiệm vụ của mình khi ngồi trên ghế quan toà, họ đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm để cùng với các thẩm phán thực hiện tốt công tác xét xử, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục