Việc tập kết và bốc xếp gỗ lấn chiếm lòng, lề đường trên QL12B diễn ra thường xuyên ở khu vực trụ sở UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Thời gian vừa qua, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT làm nơi kinh doanh, tập kết nông - lâm sản và xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến TTATGT và là thách thức lớn đối với các ngành chức năng. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương đứng ngoài cuộc hoặc thờ ơ; nhận thức, ý thức của người dân trong việc giữ gìn cho lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT thông thoáng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế.
Điển hình của tình trạng này tại TPHB, nơi có tới 11 chợ lớn nhỏ. Trong đó có 8 chợ được xây dựng theo quy hoạch và 3 chợ hình thành tự phát. ở huyện Kỳ Sơn là chợ Bãi Nai và chợ Thầy. Huyện Lương Sơn là chợ trung tâm huyện. Huyện Kim Bôi là chợ Bãi Chạo, chợ Rạnh, chợ Bo. Huyện Tân Lạc là chợ Phú Cường, chợ Lồ, chợ ngã ba Mường Khến, chợ Phú Lai, Ngọc Mỹ. Huyện Lạc Sơn là chợ ốc, chợ Vó...Với đủ các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, vải vóc, hàng điện tử đến các mặt hàng thực phẩm tươi sống như cua, cá, gà, lợn, rau, hoa quả, các quán trà đá, bún, phở được bày bán dưới lòng đường, trên vỉa hè và hành lang ATGT. Đó là “vấn nạn” diễn ra hàng ngày, hầu như ngày nào ở những khu vực này cũng xảy ra cãi vã giữa người tham gia giao thông và các hộ kinh doanh buôn bán do tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh các mặt hàng tươi sống, vặt lông gà, mổ cá moi ruột, tiện tay đổ luôn ra đường khiến mùi hôi thối, tanh tưởi bốc lên làm ruồi, nhặng bay đến hàng đàn bu vào các quầy buôn bán thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường. Mỗi khi có xe ô tô chạy qua, khói bụi bám đầy vào các mặt hàng thực phẩm, hoa quả, hàng ăn phở, bún... gây mất ATVSTP. Sau mỗi buổi chợ, các loại rác vương vãi khắp mặt đường, lề đường gây mất vệ sinh và mỹ quan nơi công cộng.
Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang ATGT làm nơi tập kết các loại nông - lâm sản diễn ra khá phức tạp. Không kể các tuyến đường liên xã, bức xúc nhất ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ như đường Trường Sơn (Lương Sơn), QL 12B đoạn qua các xã Quy Hậu, Tử Nê, Thanh Hối, Phú Lai, Ngọc Mỹ (Tân Lạc), Thượng Cốc, Xuất Hóa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn); đường 12B đoạn qua các xã Vĩnh Tiến, Hợp Kim, Nam Thượng (Kim Bôi); đường Hồ Chí Minh đoạn qua Bảo Hiệu (Yên Thủy)...Đây là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông do phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe có tải trọng lớn dừng, đỗ giữa lòng đường hoặc trên lề đường để bốc hàng. Các loại nông - lâm sản tập kết vô tội vạ, nhiều nơi để ngổn ngang ra cả lòng đường dẫn đến một số vụ TNGT đáng tiếc đã xảy ra. Thực trạng đó đã kéo dài, các ngành chức năng của tỉnh và các huyện, thành phố đã vào cuộc nhưng vẫn chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”. Ông Nguyễn Lê Hòa, Phó Chánh thanh tra Sở GT-VT cho biết: Thanh tra giao thông đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều biện pháp như tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, bổ sung đầy đủ các biển báo hiệu, giải tỏa công trình vi phạm hoặc các vật cản khác làm hạn chế tầm nhìn. Tuy nhiên, khi có mặt lực lượng chức năng thì “đường thông hè thoáng” và ngược lại vắng bóng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, trật tự đô thị, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang ATGT lại tái diễn, thậm chí có trường hợp người dân còn cản trở các lực lượng chức năng khi kiểm tra xe tô tô dừng đỗ ở lòng, lề đường bốc xếp hàng hóa nên rất khó khăn trong việc xử lý.
Ngoài ra, các hành vi xâm hại kết cấu hạ tầng giao thông cũng diễn ra khá phổ biến. Vào mùa thu hoạch, người dân nhiều địa phương đốt rơm rạ ngay trên mặt đường khiến kết cấu mặt đường bị biến dạng, hư hỏng. Hệ thống cọc tiêu trên các tuyến đường đều được dán miếng phản quang để người điều khiển các phương tiện dễ dàng quan sát khi tham gia giao thông trong đêm tối nhưng hầu hết đã bị những người vô ý thức gỡ bỏ. Tệ hại hơn, trong năm 2012 đã có gần 300 chiếc bu lông của tường phòng vệ mềm trên địa bàn huyện Lương Sơn bị kẻ gian tháo trộm khiến các tấm tôn lượn sóng bị sập xệ không có tác dụng bảo vệ an toàn cho các phương tiện không may gặp sự cố...
Thực tế trên cho thấy, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, UBND xã, phường, thị trấn cần nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang ATĐB theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang ATĐB. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Có như vậy mới đảm bảo TTATGT và phát huy hiệu quả các công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng để phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.
Đức Phượng
(HBĐT) - Ngày 9/5, huyện Yên Thủy đã tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về trật tự ATGT đường bộ cho 30 đồng chí là trưởng, phó Công an các xã, thị trấn. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Thông tư số 12 của Bộ Công an về sửa đổi, bổ sung khoản 3, điều 20, Thông tư số 36.
Thiếu tướng Bùi Đức Sòn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh
(HBĐT) - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, lực lượng Công an nhân dân được thành lập. Những năm sau đó, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ trước âm mưu hoạt động chống phá của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn phản động trong nước, lực lượng bảo vệ chính trị được thành lập. Ngày 16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 141 thành lập Thứ Bộ Công an, trong đó có Vụ Bảo vệ chính trị I và ngày 16/2/1953 được xác định là Ngày truyền thống của lực lượng bảo vệ chính trị I.
(HBĐT) - Vẫn luôn được xem là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT do hệ thống đường giao thông còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Tuy vậy, trong những năm qua, Đà Bắc luôn là một điểm sáng tác đảm bảo TTAGT. Đặc biệt, tính từ đầu năm 2013 đến nay, Đà Bắc là huyện duy nhất trong toàn tỉnh không để xảy ra vụ TNGT nào.
(HBĐT) - Ngày 9/5, tại xã Pà Cò (Mai Châu), Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ ra mắt đội tuyên truyền viên nòng cốt phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội. Dự lễ ra mắt có lãnh đạo MTTQ tỉnh, Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Thường trực Ban chỉ đạo 09 tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Hội LHPN tỉnh, Ban CHQS huyện Mai Châu, xã Pà Cò và các thành viên đội tuyên truyền.
(HBĐT) - Ngày 9/5, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện NQT.Ư8 (Khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ tổ quốc (BVTQ) trong tình hình mới”. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo cơ quan quân sự, công an các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự, công an và các ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu, trong đó, cơ quan quân sự và công an làm nòng cốt” trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 (khóa IX) về “Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) trong tình hình mới” được vận hành nhuần nhuyễn. Từ đó đã phát huy hiệu quả tích cực trong xây dựng KVPT tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đại tá Nguyễn Văn Hùng, Phó Bí thư TT Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.