Đại biểu Quốc hội Bạch Thị Hương Thủy phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Quốc hội Bạch Thị Hương Thủy phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, đặc biệt là công tác xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở đã được ngành tư pháp phối hợp với chính quyền các cấp thường xuyên thực hiện nhưng giải pháp để không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật và những kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên, như là phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng, giới thiệu các văn bản pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là tăng cường vận động hòa giải viên nghiên cứu kỹ pháp luật.

 

Từ những thực tiễn đó để hòa giải ở cơ sở có tính chuyên nghiệp và pháp lý cao thì việc nâng cấp từ pháp lệnh lên thành luật là cần thiết. Tôi xin có ý kiến vào ba nội dung sau.

 

Một là, về phạm vi hòa giải tại cơ sở, được quy định tại Điều 3, tôi cho rằng việc quy định phạm vi hòa giải cơ sở theo phương án loại trừ là phù hợp, vì thực tế các vụ việc hòa giải ở cơ sở rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân và cộng đồng. Vì vậy luật quy định nguyên tắc không được lợi dụng việc hòa giải ở cơ sở để trốn tránh các biện pháp xử lý hành chính hình sự hoặc lợi dụng việc hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật. Nếu liệt kê các vụ việc được hòa giải sẽ rất khó bao quát hết các vấn đề phát sinh tại cơ sở.

 

Hai là, về phương án chọn hòa giải viên, quy định tại Điều 8. Tôi cho rằng nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở là tự nguyện, tự quản, tự quyết, đảm bảo dân chủ và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, trong đó nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc. Hòa giải viên hoạt động trên cơ sở uy tín của cá nhân mình do cộng đồng dân cư tín nhiệm, suy tôn, đây sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của hòa giải viên. Vụ việc được hòa giải phụ thuộc rất lớn vào uy tín của hòa giải viên đối với cộng đồng và các bên có yêu cầu hòa giải.

 

Từ những lý do trên, tôi tán thành phương án bầu, công nhận hòa giải viên được quy định tại phương án 1, tuy nhiên cũng đồng tình cần phải đơn giản hóa về thủ tục bầu chọn hòa giải viên. Cụ thể, bỏ khoản 2 về quy định danh sách bầu hòa giải viên được gửi cho Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phê duyệt trước khi tiến hành bầu. Tại Điểm a, Khoản 4, Điều 8, đề nghị bổ sung số người dự họp, phải đạt 2/3 đại diện của hộ gia đình, tham gia bầu, để đảm bảo nguyên tắc hòa giải viên phải được quá nửa số hộ trong cộng đồng dân cư tín nhiệm.

 

Ba là, về kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Vấn đề này tôi thấy, hòa giải viên là người hoạt động tự nguyện, trên thực tế hoạt động hòa giải ở cơ sở đã mang lại hiệu quả, góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và những vấn đề phức tạp phát sinh, do đó tôi đồng tình nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 6. Tuy nhiên, tôi đề nghị luật nên quy định theo hướng kinh phí chi cho hoà giải viên theo vụ việc hoà giải thành hoặc không thành và điều kiện hoạt động của hoà giải viên ở các vùng, miền khác nhau thì có mức thù lao khác nhau, để đảm bảo các điều kiện cho các hoà giải viên hoạt động. Cần bổ sung mục kinh phí cho hoạt động của thôn, tổ dân phố, ban công tác Mặt trận trong việc tổ chức bầu hoà giải viên theo định kỳ.

 

                                                       

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục