Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thuỷ.

Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thuỷ.

(HBĐT) - Sáng 11/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tiếp công dân. Đồng chí Bạch Thị Hương Thủy, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến phát biểu vào dự án Luật:

 

Thứ nhất: Về sự cần thiết phải ban hành Luật: Tôi hoàn toàn nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tiếp công dân vì thực tiễn trong thời gian qua cho thấy công tác tiếp công dân đã được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, đây là một kênh tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ảnh, góp ý của người dân về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trong thời gian qua các quy định về tiếp công dân mới chỉ được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2011, các Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật. Về nội dung, cách thức tổ chức tiếp công dân thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy,  việc xây dựng và ban hành Luật tiếp công dân trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết.

 

Thứ hai: Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Dự thảo Luật Tiếp công dân quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như hiện  nay bao gồm: “cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân” như vậy là quá rộng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc tiếp công dân chỉ chủ  yếu tập trung ở các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, tôi đề nghị dự thảo Luật nên thu hẹp về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cho phù hợp với các quy định tại Khoản 2, Điều 3 đề nghị sửa lại như sau: “ Người tiếp công dân bao gồm cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Chỉ có các cơ quan Nhà nước mới có các chức danh có cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, đề nghị dự thảo Luật chỉ quy định về tiếp công dân của các cơ quan nhà nước, nhằm trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân cho phù hợp hơn với các quy định cụ thể trong dự thảo Luật.

 

Thứ ba: Về tổ chức của trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh: Đề nghị dự thảo Luật không xác định Trụ sở tiếp công dân là một cơ quan độc lập, có con dấu riêng. Vì thực tế hiện nay, các Trụ sở tiếp công dân không có tổ chức bộ máy riêng mà là đại diện các cơ quan như: Văn phòng Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Đoàn ĐBQH; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, Luật đã thừa nhận những người tham gia tiếp công dân không phải là chuyên nghiệp, không chịu sự quản lý chung về mặt tổ chức nhân sự mà họ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm đại diện của các cơ quan khác nhau. Nếu coi đây là cơ quan độc lập thì vô hình trung sẽ tạo ra một cơ quan trung gian giữa người dân với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, như vậy không phù hợp với các quy định khác của dự thảo Luật.

 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 21 dự thảo Luật quy định “ Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh có đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Đoàn ĐBQH, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia tiếp công dân”. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 36 lại quy định: “Đại biểu Quốc hội tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí và theo sự phân công của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội”. Với quy định như vậy được hiểu là đại biểu Quốc hội sẽ tiếp công dân tại một địa điểm riêng, không được quy định vào trong thành phần của Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh. Để thuận lợi hơn và khả thi trong thực tế, tôi đề nghị dự thảo Luật quy định Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có thể tham gia phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh.

 

Thứ tư: Về việc tiếp công dân của Tòa án, Viện kiểm sát các cấp được quy định tại Mục 2, Chương 5, dự thảo Luật, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “nhân dân  vào sau cụm từ Tòa án, Viện Kiểm sát ở các tiêu đề cho phù hợp với tên gọi của hệ thông cơ quan Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân hiện nay. Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại dự thảo Luật theo tôi còn có nhiều điểm trùng lặp với các cơ quan tư pháp hoặc lẫn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động tư pháp như: Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, kháng cáo, kiến nghị về tư pháp, tin báo, tố giác báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, tiếp người phạm tội đến tự thú, đầu thú... Tuy nhiên, Dự thảo mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức mà chưa đề cập đến các vấn đề cốt lõi của công tác tiếp công dân như quy trình tiếp công dân, cơ chế tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị này. Đề nghị dự thảo Luật quy định cụ thể, chi tiết về quy trình tiếp công dân của các cơ quan này thay vì liệt kê các trường hợp tiếp nhận như dự thảo./.

           

 

                   Bích Ngọc – Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp

 

 

 

Các tin khác

Lực lượng công an xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) phối hợp với các ngành, đoàn thể tăng cường công tác phòng- chống TNXH.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hiện trường vụ tai nạn.

Ban Pháp chế giám sát công tác thi hành án dân sự

(HBĐT) - Ngày 10/6, đoàn giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh), do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác THADS tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Cùng tham gia buổi giám sát có đại diện Thường trực HĐND tỉnh, các ngành công an, tòa án, tư pháp, Viện Kiểm sát tỉnh.

Tập huấn kiến thức, nghiệp vụ cho 100 trưởng công an xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Ngày 10/6, tại Trung tâm dạy nghề Hoà Bình, Sở Nội vụ đã phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khai giảng lớp tập huấn kiến thức và nghiệp vụ cho 100 trưởng công an xã, phường, thị trấn của thành phố Hoà Bình và các huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn.

Ban chỉ huy Quân sự huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Thiếu tá Quách Mạnh Dần, Chính trị viên phó - Ban CHQS huyện Lạc Thủy cho biết: Phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT) trong LLVT của đơn vị đã gắn với phong trào thi đua yêu nước và các CVĐ lớn trong, ngoài quân đội, góp phần xây dựng LLVT huyện vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVT, nâng cao khả năng chiến đấu, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Công an huyện Tân Lạc: Lắng nghe ý kiến nhân dân

(HBĐT) - Đó là cách làm sáng tạo được Công an huyện Tân Lạc triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay. Thông qua việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân với lực lượng CAND đã phát huy, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng CAND trong sạch.

Điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của chị Giàng Y Rô

(HBĐT) - Sáng ngày 8/6, sau khi phát hiện chị Giàng Y Rô, sinh năm 1979, ở bản Pà Háng Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu) có dấu hiệu bất thường như co giật, da tím tái, thở gấp, gia đình đã báo tin cho Ban Công an, cán bộ trạm y tế xã và đưa chị Rô đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Châu. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, chị Giàng Y Rô đã chết tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Châu.

Tập huấn về tuyên truyền phòng chống ma túy tại xã Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Trong 5 ngày 3 - 7/6, tại UBND xã Hang Kia và xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống mua bán người tổ chức 2 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cộng đồng về tuyên truyền phòng chống ma túy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục