Họp chợ lấn chiếm lề, lòng đường gây mất an toàn giao thông diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện Lương Sơn (ảnh tại chợ Đồn, khu vực thị trấn Lương Sơn).
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lương Sơn, trên địa bàn có tổng số 7 chợ gồm có chợ Đồn, chợ Bãi Lạng của thị trấn Lương Sơn, chợ Quán Trắng, xã Thành Lập, chợ Bến thuộc xã Cao Thắng, chợ Sấu Thượng, xã Thanh Lương, chợ Sồ, xã Tân Thành và chợ Đồi Sim, xã Long Sơn. Điều đáng nói là tình trạng hợp chợ lấn chiếm lòng, lề đường, không đảm bảo giao thông đang diễn ra phổ biến ở cả 7 chợ.
Chưa có chợ đầu mối được đầu tư xây dựng mới, chợ Đồn vẫn là chợ hàng hóa sầm uất nhất địa bàn dù đã xuống cấp và quá tải. Ngoài 92 hộ kinh doanh hàng hóa cố định khu vực nhà chợ còn có hàng trăm hộ buôn bán nhỏ, nông dân mang bán sản phẩm nông sản tham gia họp chợ tràn lan ngay tại khu vực hành lang giao thông. Theo ông Hoàng Văn Hùng, một hộ dân sống ở khu vực này, vào giờ cao điểm trong ngày từ 7 - 8h sáng, 10h30’ - 11h30’ hay cuối các buổi chiều, chợ họp rất đông và phần nhiều việc trao đổi, mua bán hàng diễn ra ở lề đường, thậm chí lấn ra lòng đường gây khó khăn, cản trở cho phương tiện giao thông đi lại, nhất là với việc lưu thông trên trục QL 6.
Khoảng 2 năm gần đây, một phần chợ Đồn được chuyển về họp trên tuyến đường xóm Mỏ, xã Tân Vinh với tính chất chợ tạm. Tuy việc họp chợ tùy tiện, tràn lan tại tuyến quốc lộ chính có giảm nhưng cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Tình trạng vi phạm hành lang giao thông, lấn chiếm lòng, lề đường cũng không ngoại lệ ở 6 chợ còn lại. Theo ông Nguyễn Văn Lởi, Trưởng Ban quản lý chợ Đồn, thực tế là các chợ vốn quen họp bám trên các tuyến đường giao thông - nơi việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận tiện. Từ đây cũng nảy sinh bất cập về an toàn giao thông, chưa kể làm ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường. Nhiệm vụ của BQL các chợ là đôn đốc, nhắc nhở để hộ kinh doanh, buôn bán không nên vi phạm, lấn chiếm. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát khó, nhất là đối với những người đến buôn bán ở chợ mang tính chất vãng lai.
Thực hiện tháng An toàn giao thông, hàng năm, lực lượng chức năng đã tiến hành giải tỏa, kiên quyết tháo dỡ mái che, mái vẩy, xử lý đối với các trường hợp vi phạm an toàn hành lang giao thông. Việc phát hiện, xử lý trường hợp vi phạm ở khu vực các chợ tập trung vào các ngày diễn ra chợ phiên, các giờ cao điểm. Tuy nhiên, chỉ sau lực lượng chức năng rút đi, tình trạng lấn, chiếm lòng, lề đường lại tái diễn.
Không thể phủ nhận hoạt động hiệu quả của 7 chợ hiện có trên địa bàn huyện với việc thu hút các hộ vào kinh doanh dịch vụ nhưng với thói quen họp lấn chiếm phổ biến như trên, cả hộ kinh doanh và người dân đang phải đối mặt với nguy cơ chợ mất an toàn. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ bao gồm cả xây mới, di dời các chợ họp lấn chiếm và nâng cấp, sửa chữa các chợ đã xuống cấp giai đoạn 2011 - 2015. Trước mắt và lâu dài, các ngành chức năng và chính quyền địa phương có chợ hoạt động cần tiếp tục triển khai các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của hộ tham gia họp chợ và người dân đi đôi với xử lý vi phạm một cách liên tục, thường xuyên và quyết liệt. Có như vậy, nguy cơ họp chợ mất an toàn mới được đẩy lùi, TTATGT tại các điểm chợ mới được thiết lập.
Bùi Minh
(HBĐT) - Từ năm 2002 đến nay, huyện Lạc Sơn có 225 người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương. Thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ về quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Ngày 12/3, Ban điều hành Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong các doanh nghiệp tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động của các tiểu đề án năm 2013 và triển khai kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 12/3, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức hội nghị hiệp đồng huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên (SSĐV) quân nhân dự bị (QNDB) giữa các đơn vị giao quân là các huyện, thành phố với 8 đơn vị nhận nguồn về huấn luyện, kiểm tra SSĐV QNDB và phương tiện kỹ thuật năm 2014.
(HBĐT) - Năm 2013 là năm thứ 8 tỉnh ta thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp (CCTP) theo tinh thần Nghị quyết số 49, ngày 20/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược CCTP đến năm 2020”.
(HBĐT) - Đại tá Nguyễn Quốc Bảo, Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ Quân sự tỉnh (ĐUQS) tỉnh cho biết: Trên tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm cao UBKT ĐUQS tỉnh và UBKT các Huyện, Thành ủy đã phối hợp thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp công tác kiểm tra, giám sát ngày càng đi vào nền nếp vừa có tính toàn diện, vừa đi vào chiều sâu.
(HBDĐ) - Thượng tá Hà Văn Du, Chính trị viên Ban CHQS huyện Mai Châu cho biết: Nhận thức đúng về tầm quan trọng của phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT), Đảng ủy Ban CHQS huyện đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, kế hoạch của trên về công tác thi đua - khen thưởng và phong trào TĐQT trong LLVT huyện. Đồng thời, tổ chức phát động phong trào thi đua ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Các phong trào, nội dung, chỉ tiêu thi đua được gắn với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của LLVT huyện. Qua đó đã động viên các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.