Dù được ra đời cách đây 60 năm nhưng bếp Hoàng Cầm vẫn được sử dụng rộng rãi phục vụ hiệu quả công tác huấn luyện của bộ đội (ảnh: CBCS LLVT tỉnh sử dụng bếp Hoàng Cầm trong diễn tập, huấn luyện SSCĐ).
(HBĐT) - Có một điều ít người biết đó là từ trong chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), những sáng kiến quan trọng đã đồng hành cùng với cả dân tộc trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ và sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Đó là việc chế ra con cúi chống đạn và bếp Hoàng Cầm.
Trong quá trình tìm hiểu thông tin về trận đánh mở màn chiến dịch Hòa Bình tại Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ), thật bất ngờ khi chúng tôi được bà Phan Thị Hoan, Chủ tịch UBND xã Tu Vũ cho biết: Trong quá trình xã tổ chức hội thảo lịch sử về trận đánh Tu Vũ, những nhân chứng của trận đánh lịch sử đã kể lại, để hạn chế thương vong, bộ đội ta đã chế ra con cúi chống đạn rất hiệu quả trước hỏa lực cực mạnh của địch bắn ra từ các công sự, lô cốt kiên cố. Từ đó góp phần hạn chế và làm giảm đáng kể thương vong cho bộ đội trong quá trình tiếp cận, đánh chiếm mục tiêu.
Cứ điểm Tu Vũ là một vị trí thuộc cụm phòng ngự then chốt của phân khu sông Đà do tiểu đoàn bộ binh Ma rốc trấn giữ. Cứ điểm còn được tăng cường thêm một đại đội ngụy người địa phương và 1 xe tăng, 2 xe thiết giáp. Do được xác định là một vị trí quan trọng trong cụm phòng ngự của quân Pháp trên tuyến sông Đà, quân Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công sự phòng ngự và lô cốt kiên cố gồm nhiều ụ chiến đấu có hỏa lực rất mạnh với pháo 37 mm và nhiều súng trung liên, đại liên tạo thành một thế liên hoàn vững chắc. Ngoài ra, cứ điểm này còn được sự yểm trợ của pháo binh ở Đá Chông, Chẹ bắn sang. Để phát huy uy lực của hỏa lực từ các công sự, xung quanh cứ điểm, quân Pháp còn bố trí hàng rào dây thép gai, xen kẽ là mìn chống bộ binh. Quanh cứ điểm, cây cối bị phát quang thành vành đai trống tạo thành một cứ điểm được tổ chức phòng ngự vững chắc.
Xác định rõ những khó khăn đó, ta tập trung lực lượng tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ nhằm phá vỡ mắt xích quan trọng của phòng tuyến sông Đà, mở cửa đưa lực lượng vào triển khai bao vây, tiến công địch ở thị xã Hòa Bình.
Để tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu của địch, bộ đội ta đã sáng kiến làm một con cúi bằng gỗ và rơm bện lại với đường kính khoảng 1 m, chiều dài khoảng từ 1 - 1,5 m. Đây được coi như là tấm khiên vững chắc để ngăn đạn bắn thẳng, đồng thời tịnh tiến về phía trước băng qua địa hình bằng phẳng nhanh chóng tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu. Với sáng kiến này, thương vong của bộ đội đã giảm đi rõ rệt và hiệu quả chiến đấu đã được nâng lên, nhanh chóng tiếp cận và rút ngắn thời gian tiêu diệt mục tiêu.
Giữa cánh đồng Mường Thanh trống trải, theo những con cúi chống đạn, chiến hào của bộ đội đã từng ngày vươn đến xiết chặt vòng vây các cứ điểm Độc Lập, Hồng Cúm, Him Lam trong 56 ngày đêm chiến dịch. Đến nay, trải qua 60 năm, con cúi chống đạn vẫn là một trong những sáng tạo tuyệt vời, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người Việt Nam trong chiến đấu, góp phần làm giảm thương vong cho bộ đội.
Cũng ở Chiến dịch Hòa Bình có một sáng tạo không thể không nhắc đến - bếp Hoàng Cầm. Một chiến sỹ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308 đã có sáng kiến đào những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó, anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu.
Ngay sau khi ra đời trong chiến dịch Hòa Bình, bếp Hoàng Cầm đã trở nên phổ biến trong các đơn vị. Điều này đã được CCB Đỗ Hạp, nguyên là chiến sỹ Trung đoàn 88 (Trung đoàn Tu Vũ) chia sẻ: Với sáng kiến này, bộ đội đã được ăn cơm nóng, có nước nóng để uống trong mùa đông, các viện quân y dã chiến có nước nóng để sát trùng dụng cụ y khoa... Sáng kiến này có giá trị lớn trong thực tiễn hoạt động hành quân, chiến đấu và góp phần quan trọng giữ gìn sức khỏe cho bộ đội.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta. Chiến dịch được tổ chức trong điều kiện địa hình hết sức phức tạp, công tác bảo đảm gặp nhiều khó khăn; hỏa lực, không quân địch mạnh hơn ta gấp nhiều lần liên tục uy hiếp suốt ngày đêm. Do vậy việc sử dụng bếp Hoàng Cầm trong chiến đấu đã phát huy hiệu quả cao, đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, tránh được sự phát hiện của máy bay địch, hạn chế được thương vong cho bộ đội. Có bếp Hoàng Cầm, có cơm dẻo, canh nóng được phục vụ ngay trên chiến hào, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có những đơn vị chỉ cách hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm của Đờ Cát không xa trong thời gian dài nhưng địch hoàn toàn không phát hiện dù mỗi ngày có hàng chục lượt máy bay trinh sát của địch bay lượn trên bầu trời Điện Biên Phủ.
Bắt đầu từ chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), bếp Hoàng Cầm đã trở thành một huyền thoại trong chiến đấu của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trải dài trong suốt 21 năm.
Mạnh Hùng
(Còn nữa)
Bài 7: Chỉ còn lại một dòng tên...
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 16h30’ ngày 9/4 trong khi đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về tốc độ tại km 84+700 thuộc địa phận xóm Má, xã Bắc Phong (Cao Phong), tổ tuần tra kiếm soát giao thông của Phòng CSGT - Công an tỉnh đã phát hiện chiếc xe ô tô 4 chỗ hiệu LACETTI BKS 28A 002.39 do Phạm Khánh Dương (sinh năm 1981) trú tại phường Thịnh Lang hiện đang công tác tại Chi cục Thi hành án huyện Cao Phong điều khiển theo hướng Hòa Bình - Hà Nội đã vi phạm quy định về tốc độ.
(HBĐT) - Ngày 7/4, tại xã Tân Thành (Lương Sơn), BCĐ Nghị quyết liên tịch số 03 của tỉnh về "phối hợp tuyên truyền phòng- chống ma tuý trong thanh- thiếu niên" đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chương trình phối hợp năm 2014. Tham dự có đại diện lãnh đạo C43 - Bộ Công an, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở LĐ-TB&XH, công an, đoàn thanh niên các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Báo Hòa Bình vừa nhận được đơn của chị Bùi Thị H, thành viên của đoàn công tác huyện Lạc Thủy tham gia Đại hội thể dục - thể thao tỉnh lần thứ V-2014 tại thành phố Hòa Bình đề nghị Báo Hòa Bình và các cơ quan chức năng của TP Hòa Bình làm rõ vụ việc, khởi tố điều tra, truy tố ông Bùi Đức Miên, Phó trưởng phòng VHTT huyện Lạc Thủy về hành vi hiếp dâm xảy ra tối 28/3/2014 tại phòng 201 khách sạn Đà Giang (phường Phương Lâm - TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Trung tá Đinh Xuân Trình, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Yên Thủy cho biết: Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, những năm qua, LLVT huyện đã thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác. Phối hợp hiệu quả với các ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đẩy mạnh các phong trào xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, xây dựng đời sống văn hóa ở KDC... góp phần xây dựng địa phương ngày càng vững về chính trị, mạnh về QP-AN.
(HBĐT) - Khoảng 8h30, đêm 2/4 trong lúc cùng đồng đội đi tuần tra trên đường An Dương Vương thuộc tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), anh Lê Thanh Xuân, SN 1961, công an viên ở tổ 1, phường Phương Lâm đã bị một người đi xe mô tô chạy quá tốc độ va quệt mạnh gây trọng thương.
(HBĐT) - Tiếp giáp với thị trấn Bo, có trục đường 12B chạy qua, xã Kim Bình (Kim Bôi) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Tuy nhiên, xã cũng gặp không ít khó khăn trong công tác ANTT. Để đảm bảo ANTT, trong những năm qua, lực lượng công an xã Kim Bình đã phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ.