Các CCB phường Thái Bình (TPHB) luôn tự hào về truyền thống Trung đoàn Tây Tiến và con đường, Tượng đài Tây Tiến trên địa bàn phường.
(HBĐT) - Con đường Tây Tiến, Tượng đài Tây Tiến được đặt tại phường Thái Bình (TPHB) khiến mọi người cùng nhớ về những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm đó, Tây Bắc được xác định là địa bàn chiến lược; là điểm nối với nước bạn Lào anh em. Vì thế, Trung đoàn Tây Tiến, sau đổi tên thành Trung đoàn 52 được thành lập. Đây cũng là đơn vị chủ lực ở miền Tây, vừa tác chiến đánh Pháp, hỗ trợ nước bạn Lào, vừa tuyên truyền, vận động, xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân, LLVT các tỉnh trong vùng, vừa là gọng kìm phá tan âm mưu lập “xứ Mường tự trị” ở Hoà Bình.
Đoàn quân Tây Tiến oai hùng năm nào đã đi qua nhiều vùng của tỉnh Hoà Bình (tphb, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn...), qua các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La, nước bạn Lào và ghi nhiều chiến công xuất sắc... Trung đoàn đã ghi nhận: Trong năm 1948 và đầu năm 1949, các tiểu đoàn, đại đội của Trung đoàn 52 đã tích cực tham gia phối hợp đánh địch trên chiến trường của các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Tháng 6/1949, Trung đoàn 52 Tây Tiến đổi tên thành Trung đoàn 12 thuộc Liên khu III. Cuối tháng 11/1949, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Lê Lợi tiến công địch ở mặt trận Hòa Bình. Tại đây, Trung đoàn đã phối hợp với các đơn vị bạn và LLVT địa phương đánh địch ở châu Lạc Sơn, TX Hòa Bình... góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, giải phóng một bộ phận quan trọng đất đai và dân cư của tỉnh. Ngày 17/1/1950, Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và quân dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1.128/TCH, trong đó Ban chỉ huy Trung đoàn 12 và một số phân đội chuyển thành tỉnh đội Hòa Bình.
Những tên đất, tên người Hoà Bình gắn bó với các chiến công của Trung đoàn Tây Tiến như đường 6 (cũ), dốc Đẹt, bãi Sang, Chiềng Vang, Chiềng Vó, châu Trang (Thượng Cốc - Lạc Sơn), Mường Bi (Tân Lạc), Vạn Mai, Chiềng Sại, Mai Hịch (Mai Châu)… Cũng trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất mẹ Hoà Bình cũng ôm vào lòng bao người con Tây Tiến đã hy sinh trên các mặt trận. ở đó là tình quân dân như cá với nước là sự chia sẻ ngọt bùi của quân dân Hoà Bình đối với những gian khó, hiểm nguy của người chiến sĩ.
Đánh giá cao những đóng góp của Trung đoàn Tây Tiến trong bước phát triển của LLVT Hoà Bình trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh ta đã có nhiều hoạt động thiết thực làm sáng rõ hơn những đóng góp quan trọng của Tây Tiến trong cuộc kháng chiến thần kỳ của cả dân tộc. Tỉnh ta đã xây dựng nhà bia Tây Tiến ở thị trấn Mai Châu (Mai Châu), Đài tưởng niệm ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) và được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh cùng nhiều hoạt động khác như hội thảo, tọa đàm, triển lãm, trưng bày những hiện vật lích sử liên quan đến Tây Tiến (hiện Bảo tàng tỉnh lưu giữ 300 hiện vật về Trung đoàn Tây Tiến), giao lưu gặp mặt các chiến sĩ Tây Tiến...
Trong “hành trình” tiến tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Trung đoàn Tây Tiến cũng là một dấu gạch đỏ thắm, hoà vào đóng góp của toàn dân tộc, đem lại khúc ca khải hoàn “Giải phóng Điện Biên” năm 1954.
Bùi Huy
Khoảng 10 giờ 30 phút, sáng 1-5, trên QL 6, đoạn đi qua địa phận xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm ba người chết và ba người bị thương nặng.
(HBĐT) - Xã Phú Minh hiện có 588 hộ, 2.596 nhân khẩu. Để thực hiện tốt công tác đảm bảo giữ gìn ANTT ở cơ sở, hàng năm, công an xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đã tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, UBND xã đề ra nghị quyết, chương trình, kế hoạch về thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
(HBĐT) - Thượng tá Trần Xuân Thành, Chính trị viên Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Để củng cố thế trận lòng dân ngày càng vững chắc, với vai trò là lực lượng nòng cốt, LLVT huyện đã tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng KVPT huyện ngày càng vững mạnh.
(HBĐT) - Từ đốm lửa cách mạng đầu tiên ở chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, nhân dân các dân tộc xã Thu Phong (Cao Phong) vượt qua khó khăn, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng. Năm 2010, Đảng bộ, nhân dân xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng tập trung xây dựng CNXH. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới của hai miền đất nước: xây dựng CNXH vững mạnh ở miền Bắc, làm hậu phương cho cách mạng giải phóng miền Nam, lực lượng Ty Công an Hòa Bình đã quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, triển khai tốt các chỉ thị, nghị quyết của ngành, dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, nhất là phối hợp với lực lượng quân đội nhân dân, các ngành trong khối nội chính đã lập nhiều chiến công trong đấu tranh trấn áp phản cách mạng, tội phạm hình sự, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, làm thất bại nhiều âm mưu hoạt động của bọn gián điệp, biệt kích, hoạt động chiến tranh tâm lý, đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc.
(HBĐT) - Họ gia nhập quân ngũ vào những năm 1971, 1973, 1974..., sau đợt huấn luyện, được biên chế vào binh đoàn Trường Sơn làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy vậy, nhiều người trong số họ không được trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trên mảnh đất hình chữ S thân yêu mà được giao làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào. Nhưng dù ở đâu, họ cũng làm tròn trách nhiệm của người lính và mang niềm tự hào sâu sắc là bộ đội Trường Sơn. Cho đến nay, sau 39 năm non sông thu về một mối, được sống trong cuộc sống thanh bình, họ luôn tổ chức những cuộc hội ngộ để ôn lại chuyện chiến trường.