Được sự hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn, anh Bùi Văn Tính ở xóm Thóng, xã Bình Cảng, sau khi chấp hành xong án phạt tù đã được hỗ trợ vay vốn để mở xưởng mộc và tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Được sự hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn, anh Bùi Văn Tính ở xóm Thóng, xã Bình Cảng, sau khi chấp hành xong án phạt tù đã được hỗ trợ vay vốn để mở xưởng mộc và tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

(HBĐT) - Xác định rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhờ vậy, nhiều người đã tìm lại được con đường sáng trở về với cộng đồng để trở thành những người công dân tốt, có ích cho xã hội.

 

Tính từ năm 2002 đến hết tháng 7/2014, huyện Lạc Sơn có hơn 250 người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương. Từ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, tính đến nay đã có hơn 200 người được tạo công ăn việc làm từng bước xây dựng cuộc sống bản thân và gia đình ổn định. Trong đó có 10 người được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện; 20 người kinh doanh dịch vụ tự do; 90 người làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng; 70 người làm lao động phổ thông, còn lại là làm nghề khác. Đáng chú ý, trong số những người chấp hành xong án phạt tù có 20 người được các đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ, giới thiệu, tạo điều kiện, bố trí giải quyết việc làm. Trong đó có 2 người được nhận vào làm bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, 18 người được Hội Nông dân các xã đứng ra bảo lãnh vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình... Để có được những kết quả trên, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lạc Sơn đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức chính trị  - xã hội. Đặc biệt đã làm tốt công tác vận động, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện tạo điều kiện tiếp nhận, thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc để họ ổn định cuộc sống. UBND huyện Lạc Sơn cũng đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể các ngành chức năng phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước với người chấp hành xong án phạt tù; tuyên truyền những điển hình tiên tiến, gương người tốt - việc tốt trong thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong án phạt tù để nghiên cứu, nhân rộng. Các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, khu dân cư... làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân theo đúng quy định của pháp luật, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật. Tổ chức các lớp đào tạo dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm; quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho những người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từng bước ổn định cuộc sống.

 

Bên cạnh việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, trở thành những người công dân tốt, có ích cho xã hội, những năm qua, huyện Lạc Sơn cũng đã luôn chú trọng tới phòng ngừa vi phạm pháp luật. Với phương châm lấy phòng ngừa là chính và làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay từ cơ sở, địa bàn khu dân cư, ngay từ mỗi ổ nhà, dòng họ, Lạc Sơn đã tập trung nhân rộng các mô hình “Ổ nhà, dòng họ tự quản”, tính đến nay, toàn huyện đã nhân rộng được 258 mô hình ổ nhà, dòng họ trên toàn huyện. Ngoài nhân rộng các mô hình ổ nhà, dòng họ tự quản, Lạc Sơn còn kết hợp với việc nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản về ANTT khác như mô hình “Khu dân cư an toàn về ANTT”, “Phụ nữ giáo dục người thân không vi phạm pháp luật”; CLB phòng - chống tệ nạn ma túy; mô hình “CCB giúp nhau phát triển kinh tế, tích cực tham gia phòng chống tội phạm”... để giáo dục con em, người thân trong dòng họ, gia đình, làng xóm mình bằng những quy ước. Từ đó, những người vi phạm pháp luật sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về sinh sống đã được dòng họ, ổ nhà, anh em hàng xóm láng giềng và tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đón nhận với sự cởi mở, xóa bỏ thái độ, hành vi định kiến, không có sự phân biệt, kỳ thị, né tránh, tạo điều kiện cho họ thực hiện nghĩa vụ cộng dân; hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy, đã có nhiều người lầm lỗi đã biết vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu làm kinh tế giỏi như anh Phạm Văn Sơn ở Đội 5, xã Ân Nghĩa, sau khi chấp hành xong án phạt tù về đã được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Được sự hỗ trợ vay vốn, người thân giúp đỡ, anh Sơn đã mua được xe ô tô chở vật liệu xây dựng, từ đó đã từng bước ổn định cuộc sống, hay như anh Quách Văn Lích, trú tại xóm Quyết Tiến, xã Vũ Lâm sau khi ra tù đã được vay vốn và hướng dẫn học nghề. Đến nay đã tạo dựng được một cửa hàng sửa chữa xe máy. Ngoài tự tạo việc làm cho bản thân, anh còn giúp đỡ, tạo việc làm cho 4 lao động địa phương. Hoặc như anh Bùi Văn Tính, ở xóm Thóng, xã Bình Cảng, sau khi chấp hành xong án phạt tù đã được hỗ trợ vay vốn để mở xưởng mộc và tạo công ăn việc làm cho 5 lao động khác...

 

Từ việc quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội các cấp ở Lạc Sơn đã khơi lại con đường sáng cho những người một thời lầm lỗi trở thành những người công dân tốt, có ích cho xã hội.

                                                                                          

 

 

                                                                      Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác

Đoàn Thanh niên xã Tây Phong (Cao Phong) tổ chức tập huấn kỹ năng sống cho thanh - thiếu niên nhằm hướng các em đến những hoạt động lành mạnh, bổ ích.
Cán bộ, chiến sĩ Phòng CSGT (Công an tỉnh) xử lý vi phạm trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Lương Sơn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Số vụ phạm pháp hình sự giảm 24%

(HBĐT) - Tháng 9, toàn tỉnh xảy ra 61 vụ phạm pháp hình sự, so với tháng trước giảm 24% (61/80 vụ).

Phát hiện sai phạm trên 217 triệu đồng qua KN-TC của công dân

(HBĐT) - 9 tháng qua, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 1.050 lượt đơn của công dân, gồm 235 đơn khiếu nại, 128 đơn tố cáo, 687 đơn kiến nghị, phản ánh.

Số công dân đến khiếu nại, phản ánh tại trụ sở tiếp dân giảm 23,2%

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, trong 9 tháng qua, huyện đã TTPBGDPL trên sóng phát thanh, truyền hình 282 lượt, tăng 56,6% so với cùng kỳ; thực hiện 228 hội nghị tuyên truyền với 8.861 lượt người tham dự, tăng 119% so với cùng kỳ.

Sở Công thương tập huấn Luật phòng - chống khủng bố

(HBĐT) - Ngày 17/10, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị tập huấn Luật phòng - chống khủng bố cho trên 100 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đơn vị trực thuộc. Dự hội nghị có Thường trực Văn phòng BCĐ phòng - chống khủng bố tỉnh; đại diện một số phòng, ban của Công an tỉnh.

Tổ chức luyện tập, diễn tập thử Sở Xây dựng bảo đảm cho KVPT tỉnh năm 2014

(HBĐT) - Ngày 17/10, Ban Chỉ đạo Diễn tập KVPT tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo diễn tập Sở xây dựng đã tổ chức luyện tập, diễn tập thử Sở Xây dựng bảo đảm cho KVPT tỉnh năm 2014. Tham dự và chỉ đạo có các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Diễn tập KVPT tỉnh.

Giữ vững ANTT vùng giáp ranh

(HBĐT) - Lương Sơn có 11 xã giáp ranh với thành phố Hà Nội. Đây được xem là lợi thế để phát triển KT-XH. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong đảm bảo, giữ gìn ANTT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục