Đường nối giữa quốc lộ 12B với xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được đẩy nhanh tiến độ thi công sau khi hoàn thành GPMB

Đường nối giữa quốc lộ 12B với xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được đẩy nhanh tiến độ thi công sau khi hoàn thành GPMB

(HBĐT) - Từ tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền; huy động sự vào cuộc, tích cực của cả hệ thống chính trị đã làm cho người dân nắm được chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

 

Theo số liệu thống kê, tính từ năm 2003 đến tháng 10/2014, huyện Lạc Sơn có 24 dự án, công trình triển khai có liên quan đến đền bù, GPMB. Trong đó có 11 dự án, công trình đã hoàn thành xong công tác bồi thường, hỗ trợ; 13 dự án, công trình đang triển khai thực hiện. Đồng chí Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn nhấn mạnh: Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 20/5/2003 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù, GPMB đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên quan điểm đảm bảo dân chủ, công khai, đúng chính sách pháp luật. Trong đó, chú trọng tới việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội bị ảnh hưởng bởi dự án gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước để nhân dân noi theo. Nhờ vậy, đã từng bước tháo gỡ khó khăn, thực hiện có hiệu quả các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB.

 

Chính từ chủ động làm tốt tuyên truyền, vận động từ huyện đến cơ sở để làm cho người dân, nhất là những người bị ảnh hưởng từ các dự án hiểu, nắm rõ các chủ trương, chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; kịp thời thiết lập hồ sơ kiểm đếm, thông báo công khai để từng hộ dân nắm được đã không để nảy sinh các vướng mắc, cho dù có nhiều công trình, dự án trong quá trình triển khai chưa bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB do giãn, hoãn tiến độ hoặc việc bố trí kinh phí đền bù thực hiện chậm. Đồng chí Bùi Văn Nỏm cho biết thêm: Chính nhờ tuyên truyền, vận động sâu rộng, người dân nắm được các chủ trương, chính sách nên đã tạo điều kiện tốt nhất, thậm chí có nhiều nơi còn vận động nhân dân ứng trước mặt bằng cho nhà thầu để tiến hành thi công đúng tiến độ; với những công trình, dự án chưa được cấp kinh phí, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện, chủ đầu tư và UBND các xã, thị trấn cũng đã lập biên bản kiểm kê khối lượng đất đai, tài sản bị ảnh hưởng tại thực địa. Biên bản, hồ sơ kiểm đếm được giao cho hộ dân bị ảnh hưởng giữ 1 bộ để theo dõi, kiểm tra quá trình GPMB của đơn vị thi công và đối chiếu phương án bồi thường, hỗ trợ sau này. Chủ trương trên đã được các hộ dân đồng tỉnh ủng hộ, nhất trí tháo dỡ tài sản, giao mặt bằng để thi công công trình đảm bảo kế hoạch ví như khi thực hiện dự án xây dựng đường điện 500kv tuyến Sơn La - Ninh Bình đi qua huyện có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nhưng do vận động tốt người dân luôn tạo điều kiện hỗ trợ đơn vị thi công. Tương tự như vậy, với việc triển khai thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến đường 12B đoạn qua huyện Lạc Sơn, việc GPMB cho đơn vị thi công cũng không phải là việc đơn giản nếu như không có sự chỉ đạo sát sao, công khai, minh bạch và tuyên truyền cho người dân hiểu được quyền,  lợi ích, trách nhiệm công dân với tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Dù cho trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án cũng vẫn còn không ít vướng mắc nhưng đã được tháo gỡ, xử lý một cách triệt để. Điển hình như khi triển khai thực hiện dự án qua xã Thượng Cốc có nhiều hộ dân cho rằng mức đền bù chưa thỏa đáng, gây cản trở thi công, nhất là với những diện tích đã được cấp giấy CNQSDĐ. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền, vận động người dân hiểu và tự nguyện chấp hành, không phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Bên cạnh đó, từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn cũng có nhiều dự án đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm, hệ thống thủy lợi... không có hỗ trợ, đền bù GPMB nhưng do huyện đã tập trung làm tốt tuyên truyền, vận động nên đã có nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất, hiến tài sản để làm đường, xây dựng các công trình hạ tầng xã hội.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện ủy, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện công tác đền bù, GPMB để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư ở Lạc Sơn những năm qua đó chính là sự vào cuộc một cách đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, đảm bảo minh bạch trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất được thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai giữa hộ dân, chính quyền và Hội đồng đền bù, GPMB. Trong quá trình kiểm đếm, đền bù, cấp ủy, chính quyền lắng nghe tiếng nói từ phía người dân để nơi nào có vướng mắc kịp thời giải quyết thông qua đối thoại để bàn bạc, thống nhất giải quyết những vướng mắc nảy sinh, tạo sự đồng thuận cao thống nhất cao trong nhân dân.

 

Chính từ quan điểm trên nên những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện đều được tháo gỡ triệt để như ở 11 công trình, dự án đã thực hiện xong công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện với tổng diện tích đất phải thu hồi hàng trăm ha với 1.017 hộ dân bị ảnh hưởng đều không có vướng mắc, khiếu kiện cho dù có những dự án ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân như dự án cải tạo nâng cấp đường 436 từ ngã ba Xưa - Kim Bôi. Với 13 công trình, dự án đang thực hiện công tác bồi thường, GPMB, kiểm đếm, bồi thường, GPMB cũng đang được diễn ra một cách thuận lợi. Các vướng mắc nảy sinh đều được cấp ủy, chính quyền và người dân tập trung giải quyết hiệu quả thông qua đối thoại.

                                                                                            

 

                                                                   Mạnh Hùng 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ban Công an xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) luôn sẵn sàng công cụ hỗ trợ để đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Tổ công tác CA huyện Lạc Sơn tuần tra, kiểm soát đảm bảo ANTT  trên địa bàn thị trấn Vụ Bản. Ảnh: DL
Công an huyện Tân Lạc quản lý hồ sơ đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn.

Khởi sắc làng văn hóa quốc phòng Cạn I

(HBĐT) - Trước năm 2011, xóm vùng sâu Cạn I, xã Xuân Phong (Cao Phong) có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 63%, bình quân thu nhập chỉ đạt 8 triệu đồng/người/năm. Được chọn triển khai mô hình làng văn hóa quốc phòng, xóm đã đoàn kết, chung tay xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bản làng no ấm, yên vui, giữ vệ sinh môi trường, đẩy lùi dịch bệnh.

Bị kẻ xấu lừa, cô gái Mông suýt trở thành món hàng bán qua biên giới

(HBĐT) - Ngày 21/11, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Cư Seo Dì (sinh năm 1987) trú tại xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) và Giàng A Chư (sinh năm 1989) trú tại xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) về tội mua bán người.

Ngã từ độ cao 6,5m, một người tử vong

(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 09h30, ngày 21/11, tại công trình xây dựng nhà ở khu vực tổ 18, phường Phương Lâm - Thành phố Hòa Bình đã xảy ra 1 vụ tai nạn lao động làm 1 người chết.

Còn nhiều khó khăn trong cai nghiện ma tuý bắt buộc

(HBĐT) - Theo BCĐ 09 tỉnh, trong tháng 10 qua, trên địa bàn tỉnh phát hiện và xảy ra 69 vụ phạm pháp hình sự, tăng 11,3% so với tháng trước. Trong đó, tội phạm về TTXH xảy ra 62 vụ, tăng 7 vụ so với tháng 9, hậu quả làm bị thương 21 người, tài sản thiệt hại 2,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong tháng nổi lên tội phạm cướp giật tài sản với hành vi manh động. Đặc biệt, tội phạm trộm cắp tài sản tiếp tục gia tăng, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ, tăng 3 vụ so với tháng trước. Bên cạnh đó, lực lượng Công an đã phát hiện 7 vụ, 9 đối tượng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý, thu giữ 2 g hêrôin, 1 xe máy, 2 điện thoại di động, tăng 1 vụ, 2 đối tượng so với tháng trước.

Huyện Cao Phong nâng cao chất lượng cán bộ tuyên truyền pháp luật

(HBĐT) - Huyện Cao Phong hiện có trên 700 cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật, trong đó có 9 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 98 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã và hơn 600 hoà giải viên cơ sở. Để góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, huyện đã chú trọng bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật tại cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục