Thanh niên tỉnh ta tiếp bước cha anh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Thanh niên tỉnh ta tiếp bước cha anh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

(HBĐT) - Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã được đánh giá và ghi nhận những đóng góp xứng đáng trong việc chi viện sức người, sức của; phối hợp với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

 

Sau chiến dịch Hòa Bình, quân Pháp liên tiếp nhận thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc. Trước tình hình trên, chúng ráo riết càn quét các khu căn cứ du kích và thẳng tay đàn áp vùng tạm chiếm. Đồng thời, tăng cường phá hoại hậu phương của ta với mức độ ngày càng cao. Bước vào đông - xuân 1953 - 1954, địch đã tập trung gần 50% tổng số lực lượng và hơn 90% lực lượng cơ động trên toàn Đông Dương và Bắc Bộ nhằm mở cuộc tấn  công chiến lược, tiêu diệt giành thắng lợi trên chiến trường. Đến cuối 1953, địch đưa một số lớn quân lên Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.  

Xác định Điện Biên Phủ chính là chiến trường quyết chiến chiến lược quyết định thắng - thua giữa ta và địch. Tháng 11/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã huy động tối đa nguồn nhân lực, mọi phương tiện sẵn có để tiến nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược ra mặt trận; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay giã thóc gạo, cung cấp thực phẩm cho mặt trận; tham gia vận động, đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến trường. Cùng với đó, Trung đoàn 12 tỉnh đã tổ chức lực lượng và dân quân du kích thực hiện bám đánh địch ở các địa bàn dọc tuyến quốc lộ 6 đoạn Lương Sơn, Kỳ Sơn và các xã dọc quốc lộ 21. Với tinh thần khẩn trương chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, dựng lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận. Từ tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và nhân dân ta đã phối hợp cùng với lực lượng dân công tu sửa, tôn tạo, mở rộng trên 70 km đường từ Hòa Bình đi Mộc Châu (Sơn La) để kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận.  

Ngày 13/3/1954, ta chính thức nổ súng bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Hòa Bình quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vẫn kiên cường chiến đấu chống lại máy bay địch bắn phá các kho tàng, cầu phà hòng chặt đứt con đường chi viện ra mặt trận của ta. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị bộ đội của tỉnh, các đơn vị thanh niên xung phong, hàng nghìn dân công ngày đêm bám đường, bám cầu phà bảo đảm giao thông liên tục. Trong giai đoạn này, toàn tỉnh đã huy động trên 381 nghìn lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng từ Hòa Bình lên Sơn La; huy động hàng nghìn ngày công xay giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Cùng với sức người, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cung cấp cho mặt trận gần 40 tấn thịt, hàng nghìn m3 gỗ, hàng vạn cây tre...  

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị bộ đội của tỉnh và dân quân du kích luôn chủ động tấn công làm tiêu hao, kiềm chế địch. Riêng trong tháng 3/1954, bộ đội và dân quân du kích dọc quốc lộ 21 đánh 4 trận, phá hủy 1 ôtô diệt 19 tên, bắt sống 3 tên; đội du kích xã Hợp Thanh đánh 2 trận mìn trên tuyến quốc lộ 21, diệt 3 tên địch; du kích Cao Dương (Lương Sơn) tổ chức 2 lần quấy rối địch. Trước những cuộc tấn công chớp nhoáng và hiệu quả của quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã buộc địch co lại trong thế phòng thủ, ít có hoạt động càn quét vào các vùng giải phóng của ta...  

Ngày 7/5/1954, ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong thắng lợi chung của toàn dân tộc, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có những đóng góp xứng đáng góp phần viết nên trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.  

 

(Còn nữa)

Bài tiếp theo: Quân và dân Hòa Bình cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đơn vị thi công huy động máy xúc đến kéo chiếc xe tải lên.
Trải qua 67 năm xây dựng và trưởng thành, LLVT tỉnh ta đã không ngừng lớn mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Vụ án Nguyễn Phi Cường, xã Phú Lão (Lạc Thủy) giết vợ đã được TAND tỉnh xét xử lưu động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và sự răn đe trong xã hội.

Phòng Chính trị - Bộ CHQS tỉnh: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba

(HBĐT) - Ngày 16/12, Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba.

Bộ CHQS tỉnh tổng kết hoạt động công tác Đảng - công tác chính trị năm 2014

(HBĐT) - Ngày 16/12, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức tổng kết hoạt động công tác Đảng - Công tác Chính trị (CTĐ-CTCT) năm 2014 và triển khai phương hướng hoạt động CTĐ-CTCT năm 2015.

Trung đoàn 12 - nòng cốt cho toàn dân đánh giặc (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Ra đời và tiếp nối truyền thống chiến đấu của Trung đoàn 52 Tây Tiến sau khi chiến dịch Lê Lợi (1949 - 1950) và chiến dịch Biên Giới (1950) kết thúc thắng lợi, Trung đoàn 12 bộ đội địa phương thực sự trở thành nòng cốt, chỗ dựa vững chắc cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đánh giặc, giành những thắng lợi to lớn góp công vào chiến thắng chung đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược của cả dân tộc.

Tỷ lệ hòa giải thành đạt 80%

(HBĐT) - Năm 2014, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của 2.048 tổ hoà giải với 11.624 hòa giải viên. Các tổ hoà giải đã tham gia hoà giải 100% việc phát sinh trong cộng đồng dân cư, đã hoà giải thành 1.031/1.295 việc, đạt tỷ lệ 80%. Các vụ việc chủ yếu về lĩnh vực dân sự, HN-GĐ, đất đai, môi trường…

Chiến dịch Lê Lợi - đập tan âm mưu lập xứ Mường tự trị (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Trước thế bao vây của địch, vào thu - đông năm 1949, Trung ương và Bác Hồ đã chỉ đạo Liên khu 3 mở chiến dịch Lê Lợi nhằm đánh tan hành lang đông - tây của địch tại Hòa Bình, khai thông đường liên lạc từ Liên khu 4 lên Việt Bắc, đập tan âm mưu lập xứ Mường tự trị, giải phóng một phần lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào kháng chiến ở Hòa Bình, Liên khu 3, Liên khu 4 phát triển. Với ý nghĩa đó, Hòa Bình đã trở thành chiến trường trọng điểm của chiến dịch.

Phát huy tốt vai trò tham mưu cho Đảng uỷ Quân sự tỉnh xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị

(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh (năm 1991), đặc biệt là từ năm 2009 đến nay, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp BVTQ trong tình hình mới, xây dựng KVPT tỉnh ngày càng vững chắc, xây dựng LLVT tỉnh có sức mạnh tổng hợp và khả năng SSCĐ cao, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động, tích cực đổi mới hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ - CTCT), xây dựng LLVT vững mạnh về chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục