Người dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tham dự buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật về đất đai.
(HBĐT) - Thực hiện tiểu đề án số 03 “Huy động sự tham gia của nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nông dân chấp hành pháp luật ở nông thôn” thuộc Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh”, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật của người dân nông thôn trong tỉnh.
Hội tổ chức ký kết Nghị quyết liên tịch với các ngành nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nông dân. Thông qua nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, tập huấn, hội thi và giao lưu sân khấu hoá để tuyên truyền phổ biến pháp luật đã thu hút đông đảo hội viên tham gia và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng. Hoạt động tuyên truyền pháp luật được lồng ghép với nội dung sinh hoạt Hội, giúp hội viên trao đổi nhận thức đúng về những quy định của pháp luật như Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai 2013, Luật Phòng chống tội phạm ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em... Trong thời gian qua, các cấp Hội đã tổ chức 5.700 buổi tuyên truyền phổ biến về pháp luật, trợ giúp pháp lý lồng ghép với sinh hoạt tại các thôn, bản cho 285.000 lượt hội viên nông dân. Qua các chương trình giao lưu Hội đã phát 30.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về phòng chống ma tuý, mại dâm, an toàn giao thông. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về đất đai, Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý và sử dụng đất tại 4 xã thuộc 2 huyện Tân Lạc và Lạc Thủy để tìm hiểu việc tuyên truyền và thực thi Luật Đất đai 2013 đến người dân ở địa phương; tổ chức các buổi thảo luận lấy ý kiến nông dân vào trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, việc cung cấp thông tin liên quan đến thu hồi đất, hình thức thông tin, mức độ cung cấp thông tin, mức độ hài lòng của người dân… Từ những cơ sở nghiên cứu đó Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng mô hình thí điểm về tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật cho người dân. Thông qua hội thảo đối thoại để người dân và chính quyền thống nhất, chia sẻ và hiểu rõ về Luật Đất đai, công tác quy hoạch, quản lý của địa phương để người dân ủng hộ trong việc hiến đất, đổi đất, giao lại đất, chính quyền địa phương thực hiện công khai minh bạch thông tin khi quy hoạch và sử dụng đất cho các công trình cộng đồng. Bên cạnh đó, các cấp Hội cơ sở thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nội dung tuyên truyền đọc trên hệ thống loa truyền thanh xã, xóm. Các mô hình hoạt động tuyên truyền được xây dựng và duy trì như mô hình “Nông dân với an toàn giao thông” tại huyện Mai Châu với 70 thành viên tham gia sinh hoạt hàng tháng, mô hình CLB truyền thông kết hợp với xây dựng tủ sách pháp luật tại các phường Thịnh Lang, Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình), các xã Đồng Tâm, Khoan Dụ (Lạc Thủy). Các câu lạc bộ nông dân với pháp luật còn mời các chuyên gia tư vấn luật đến trao đổi trong các kỳ sinh hoạt giúp nông dân kịp thời nắm bắt những văn bản luật mới, hướng dẫn nông dân thực hiện việc kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đúng quy định, trình tự luật định. Thông qua việc xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ sở Hội, xây dựng chuyên mục, chuyên trang trên Đài PT-TH tỉnh, Báo Hoà Bình, các ấn phẩm thông tin công tác Hội đã tạo nhiều kênh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp luật cho hội viên.
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, Hội Nông dân tỉnh thường xuyên rà soát số lượng, đánh giá trình độ đội ngũ cán bộ Hội làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, quan tâm đưa đội ngũ cán bộ trẻ đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Đến nay, toàn tỉnh đã củng cố kiện toàn và bồi dưỡng được 208 cán bộ cấp xã và 20 cán bộ cấp huyện, tỉnh. Trong 2 năm qua đã đào tạo cho 950 cán bộ Hội là báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên ở cấp cơ sở về nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp vận động nông dân. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tiểu Đề án 03 trong 2 năm Hội đã tổ chức 7 lớp tập huấn cho 630 cán bộ Hội cấp huyện cung cấp kiến thức cơ bản về Luật Đất đai, Luật Phòng chống ma túy, Luật An toàn giao thông, trực tiếp tư vấn xử lý các tình huống, giải đáp các vướng mắc của nông dân ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nông dân.
Những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nông dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phần lớn cán bộ, hội viên nông dân được tiếp cận với pháp luật đã hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Từ việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho cán bộ, hội viên đã ngăn chặn và phòng ngừa có hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm tình hình tội phạm ở địa bàn nông thôn.
(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh công tác huấn luyện gắn với làm tốt công tác dân vận, Ban CHQS huyện Đà Bắc đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, làm tốt công tác huấn luyện lực lượng DQTV ở 29/29 đơn vị (19 xã, 1 thị trấn, 9 đơn vị tự vệ).
(HBĐT) - Trong tháng 7, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn TP Hoà Bình tiếp tục được giữ vững, ổn định. Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 9 vụ, giảm 7 vụ so với tháng 6. Lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt 10 vụ, 11 đối tượng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; phát hiện, xử lý 62 vụ/90 đối tượng vi phạm hành chính.
(HBĐT) - Thời gian qua, Thanh tra các Sở, ban, ngành của tỉnh đã triển khai 245 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực chuyên ngành thuộc quyền quản lý của thủ trưởng đơn vị đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm về tiền là 796,6 triệu đồng, trong đó đã quyết định thu hồi 12,9 triệu đồng nộp NSNN, đề nghị giảm trừ khi thanh toán 783,7 triệu đồng, quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4.047,85 triệu đồng đối với 1.008 đơn vị, cá nhân; kiến nghị cấp thẩm quyền thu hồi 11.157,5 m2 đất...
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có khoảng 300 người tham gia bán dâm. Trong đó, số người bán dâm được các cơ quan chức năng thống kê qua xử phạt hành chính, hỗ trợ y tế phòng chống HIV/AIDS là 267 người. Đáng lưu ý là có 4 đối tượng bán dâm thuộc diện quản lý dưới 18 tuổi, số người ngoại tỉnh là 33 người. Chủ yếu là người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hòa Bình (chiếm 95,5%) và ở 72/210 xã, phường, thị trấn.
(HBĐT) - Hỏi: Ma tuý gây tác hại tới kinh tế - xã hội như thế nào?
(HBĐT) - Thời gian gần đây, một số nhóm đối tượng xấu nắm bắt được tâm lý mong muốn chữa khỏi bệnh tật của người dân đã lợi dụng và dàn dựng những kịch bản hoàn hảo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền, tài sản. Chúng thường nhằm vào người già dễ “nhẹ dạ, cả tin”. Không ít trường hợp rơi vào bẫy lừa của chúng, bị mất khoản tiền lớn để mua về thuốc rởm.