Lãnh đạo và các hội viên CCB thành phố Hòa Bình thăm quan mô hình trồng rừng của CCB Nguyễn Trung Thành tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

Lãnh đạo và các hội viên CCB thành phố Hòa Bình thăm quan mô hình trồng rừng của CCB Nguyễn Trung Thành tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

(HBĐT) - Trong chiến đấu, họ là những người lính quả cảm chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Dù xuất thân từ chiến sĩ biên phòng, quân y hay cán bộ hậu cần, sĩ quan… về với đời thường, những chiến sĩ ấy tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, không lùi bước trước khó khăn, thử thách, đoàn kết cùng vượt lên giành nhiều thắng lợi trên trận tuyến mới - trận tuyến phát triển kinh tế, chống đói - nghèo, lạc hậu.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình thương binh hạng 1/4 Đinh Gia Tải ở xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc (Yên Thủy), nhìn cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi, được nghe ông kể về  thành quả phát triển kinh tế, ít ai biết gia đình ông từng trải qua thời kỳ vất vả, khó khăn, bản thân ông đang mang trong mình thương tật do chiến tranh để lại. Rời quân ngũ về với đời thường, ông từng bươn chải nhiều nghề để kiếm sống. Năm 2008, được bạn bè, đồng đội giúp đỡ, ông đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất gạch bê tông. Không quản ngại khó khăn, ông đi nhiều nơi tìm đầu mối tiêu thụ, kiên trì giữ uy tín, chất lượng. Sau một thời gian, cơ sở của ông đã được nhiều địa phương khác cũng như nhân dân trong vùng đến thăm quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn. Hiện nay, với công suất từ 1.800 - 2.000 viên/ngày, cơ sở sản xuất gạch bê tông của gia đình CCB Đinh Gia Tải tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi lợn thịt, trung bình mỗi năm thu về trên 100 triệu đồng. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng.

 

Một tấm gương khác đại diện cho những CCB vươn lên từ gian khó, đó là CCB Đinh Hữu Khải ở xóm Long Giang, xã Lạc Long (Lạc Thủy). Năm 1975, sau 7 năm tham gia nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Lào, về với đời thường, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn, bấp bênh. Với bản chất người lính, năm 1989, ông mạnh dạn nhận khoán 3,6 ha đất lâm nghiệp gần nhà đầu tư trồng rừng kết hợp với chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2008, ông đầu tư thêm 1,8 ha đất rừng để trồng cây ăn quả và mở rộng mô hình trang trại. Xuất phát từ ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông Khải đã có 4,2 ha keo và 1,8 ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, gia đình còn có 2 con lợn nái, 6 con lợn thịt và trên 40 con gà đẻ. Thu nhập từ mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp, gia đình ông thu trên 100 triệu đồng/năm  (đã trừ chi phí).

 

Đến xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc), hỏi thăm về CCB Trần Phượng  ai cũng tỏ ý khâm phục, quý mến. Rời quân ngũ năm 1976, ông về công tác tại huyện Tân Lạc. Cũng từ đây, ông bắt đầu yêu thích loài ong, sau khi nghỉ hưu, ông Phượng nghĩ đến việc nuôi ong lấy mật để cải thiện đời sống gia đình. Từ 1 - 2 thùng ong nuôi ban đầu, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, đặc tính của loài ong như: xây tổ, chia đàn, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong..., từ đó ông đã nhân số lượng đàn ong. Đến nay, gia đình ông có trên 100 thùng ong do ông tự thiết kế (trên diện tích rộng hơn 2.000 m2). Mỗi năm cho thu vài trăm lít mật với giá hiện nay từ 160.000 - 170.000 đồng/lít, mỗi năm thu nhập từ nuôi ong được 70 - 80 triệu đồng. Hương vị mật ong rừng của gia đình ông đã có tiếng, nhiều người ở địa phương và các huyện lân cận đến mua, học hỏi và ông không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi ong đến tìm hiểu. Ngoài nuôi ong, gia đình ông còn trồng 10 ha keo tai tượng và nhiều loại cây cảnh khác... Có thể nói, những việc làm ý nghĩa mà CCB Trần Phượng và những CCB khác đang thực hiện được ví như những giọt mật ngọt ngào của loài ong đang hàng ngày hăng say, không quản khó nhọc để dâng đời niềm vui, niềm hạnh phúc.

 

Đó chỉ là 3 trong nhiều CCB tiêu biểu của tỉnh đi đầu trên trận tuyến mới - trận tuyến phát triển KT-XH, chống đói nghèo, lạc hậu. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 8.600 mô hình CCB làm kinh tế trong các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, gia trại, trong đó có khoảng 6.795 mô hình thu nhập từ 300 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, các CCB đã phấn đấu không ngừng, luôn tiên phong trong phong trào phát triển KT-XH ở địa phương. Được thăm quan mô hình kinh tế và nghe những câu chuyện làm ăn của các CCB năm xưa, chúng tôi thầm cảm phục ý chí vươn lên của những người lính - Họ đã và đang làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước.

 

                                                                                  

 

                                                                                  Hoàng Huy

Các tin khác

Không có hình ảnh
Để đảm bảo sự ổn định về ANTT, công an viên thường xuyên đến tuyên truyền, đôn đốc từng hộ dân thực hiện tốt mỗi gia đình là một mô hình tự quản.
Công an xã Dân Hoà (Kỳ Sơn) duy trì hoạt động tuần tra gìn giữ ANTT trên địa bàn.
Các tổ viên tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (TPHB) trò chuyện, trao đổi với nhân dân trong tổ nắm bắt tình hình, đời sống nhân dân trên địa bàn.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

(HBĐT) - Sáng 30/8, tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, UBND tỉnh, Ủy ban ATGT quốc gia phối hợp tổ chức lễ phát động học sinh, sinh viên chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia; đại diện Bộ GT-VT, Bộ GD&ĐT, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện các nhà tài trợ: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PIJCO), Tập đoàn VIC taxi và trên 1.000 giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.

Nhân tố tích cực trong giữ gìn an ninh trật tự

(HBĐT) - Để huy động được sức dân tham gia vào công tác đảm bảo ANTT, lực lượng Công an huyện (CAH) đã phân công cán bộ thường xuyên bám địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật. Đặc biệt đã phát huy vai trò, nhân tố tích cực của người có uy tín, già làng trưởng bản trong giữ gìn ANTT tại cơ sở, nhất là ở 2 xã đồng bào người Mông Hang Kia, Pà Cò.

Kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Tư pháp 28/8/1945- 28/8/2015

(HBĐT) - Ngày 28/8, Sở Tư pháp tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp 28/8/1945 - 28/8/2015 và tổng kết, trao giải cuộc thi "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện thường trực HĐND và các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh, lãnh đạo Sở Tư pháp qua các thời kỳ.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Dụ (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện yêu cầu về cải tạo, bảo vệ môi trường như thế nào?

Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình khẳng định vị trí dẫn đầu

(HBĐT) - Ngày 27/10/2006, thành phố Hòa Bình được thành lập theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự ra đời của thành phố Hòa Bình, Tòa án Nhân dân thị xã Hòa Bình chính thức đổi tên thành Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình. Nhiều năm qua, đơn vị luôn có truyền thống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Tòa án hai cấp và địa phương.

Tham tiền, kế toán đưa cả chủ tịch, phó chủ tịch xã vào vòng lao lý

(HBĐT) - Tuy là cán bộ kế toán nhưng “tiếng nói” của Xa Thị Son (sinh năm 1984) lại có sức nặng hơn cả chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã Đồng Chum (Đà Bắc). Chẳng vậy, mà chỉ tính từ năm 2009 đến năm 2013 Xa Thị Son đã tham ô và dùng tiền ngân sách chi tiêu không đúng mục đích gây thất thoát số tiền gần 670 triệu đồng. Đối với một xã nghèo như Đồng Chum thì đó là số tiền “vô cùng lớn” không phải ai cũng dám mơ tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục