Phụ nữ xã Tu Lý (Đà Bắc) tham dự buổi tư vấn pháp luật về đất đai tổ chức tại xã.
(HBĐT) - Luật Đất đai được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật được ban hành với nhiều điểm mới nổi bật, trong đó có những quy định liên quan sát thực đến người dân như: quy định cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất; mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; quy định đầy đủ, rõ ràng các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; xác định rõ và quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất; thể hiện một cách đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp từng hình thức sử dụng đất cụ thể như giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất...
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai được ngành chức năng và các cơ quan hữu quan tích cực phối hợp thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết trong nhân dân để thực thi đúng chính sách, pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp) cho biết: Đối với tuyên truyền Luật Đất đai, ngành TN&MT với vai trò là cơ quan chuyên môn đã tập trung triển khai thực hiện. Cùng với đó, các ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, xã, thị trấn tăng cường triển khai, phối hợp thực hiện tuyên truyền pháp luật đất đai, nhất là những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 đến các đối tượng, tầng lớp nhân dân.
Nhằm mục tiêu đưa thông tin, kiến thức pháp luật đến với người dân, nhất là người dân ở cơ sở, các đối tượng yếu thế như hộ nghèo, đối tượng chính sách, phụ nữ dân tộc thiểu số..., nhiều hoạt động tuyên truyền phù hợp đã được triển khai rộng rãi, dưới hình thức tổ chức hội nghị, tập huấn, đối thoại, phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật... Sau hơn 1 năm triển khai, Dự án “Thực thi Luật Đất đai dựa vào cộng đồng nhằm đảm bảo các quyền hợp pháp về đất đai cho người dân tộc ít người tại huyện Kỳ Sơn” đã xây dựng được 12 nhóm cộng đồng tại 4 xã: Dân Hạ, Dân Hoà, Mông Hoá, Phúc Tiến. Đóng vai trò nòng cốt, thành viên các nhóm cộng đồng được tập huấn, trang bị kiến thức về Luật Đất đai, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức truyền thông, tư vấn cho người dân trong cộng đồng các vấn đề về đất đai. Trong khuôn khổ dự án, các nhóm cộng đồng đã tổ chức trên 300 cuộc tư vấn các vấn đề về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp, đền bù thu hồi đất...; tổ chức 12 cuộc truyền thông về các quy định cơ bản của Luật Đất đai, thu hút gần 800 người dân tại 4 xã trong vùng dự án tham dự. Ngoài ra tổ chức 5 cuộc tư vấn của các chuyên gia góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho trên 300 người dân.
Dự án “Nâng cao nhận thức của người dân về quyền của phụ nữ trong tiếp cận đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên vợ và chồng cho đồng bào dân tộc miền núi huyện Đà Bắc” được triển khai từ tháng 12/2015 - 5/2016 do Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) thực hiện hướng trực tiếp đến đối tượng là phụ nữ. ông Đào Ngọc Ninh, Phó Viện trưởng cho biết: Dự án được triển khai với mục đích trang bị kiến thức pháp luật về đất đai cho người dân, trong đó, đặc biệt hướng tới đối tượng phụ nữ nhằm tăng quyền tiếp cận về đất đai trong vấn đề “sổ đỏ” hai tên vợ và chồng, quyền bình đẳng của người phụ nữ đối với tài sản có giá trị trong gia đình như đất đai. Dự án xây dựng nhóm nòng cốt là cán bộ địa chính các xã trong toàn huyện, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tuyên truyền, nhận thức của cán bộ địa chính xã đối với quyền của phụ nữ trong việc tiếp cận nguồn lực, trong đó có đất đai, từ đó thực hiện hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Trong khuôn khổ dự án đã tổ chức 6 cuộc truyền thông tại xóm, 2 cuộc tư vấn pháp luật trực tiếp tại 2 xã Tu Lý, Hào Lý. Ngày hội tư vấn đã thu hút đông đảo chị em tham gia hỏi và được giải đáp các vấn đề về đất đai như thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên vợ và chồng, giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế quyền sử dụng đất...
Bằng hoạt động tuyên truyền hướng trực tiếp đến đối tượng tại cơ sở, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã tạo hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức pháp lý trong nhân dân, giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.
Hà Thu
(HBĐT) - Từ những chuyến công tác “cùng ăn, cùng ở, cùng vận động” với người dân, lực lượng Công an tỉnh đã thu hồi hàng trăm khẩu súng các loại; vận động hàng chục đối tượng có quyết định truy nã ra đầu thú...
(HBĐT) - Hòa chung khí thế huấn luyện sôi nổi của lực lượng dân quân tự vệ trong tỉnh, những ngày qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng đồng loạt ra quân huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, các chiến sỹ “sao vuông” đã thể hiện quyết tâm có một mùa huấn luyện đạt kết quả cao nhất. Năm nay, huyện kim Bôi có 40 đơn vị ra quân huấn luyện, trong đó, 28 xã, thị trấn và 12 đơn vị tự vệ.
(HBĐT) - Ngày 26/5, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW của thường vụ Quân uỷ Trung ương về tăng cường công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong tình hình mới.
(HBĐT) - Ngày 26/5, tại huyện Tân Lạc, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm lưu động đối với bị cáo Đào Viết Mừng (sinh năm 1970) trú tại Cầu Đông, Quang Trung, An Lão (Hải Phòng) về tội mua bán trái phép chất ma túy.
(HBĐT) - Thưc hiện công tác phối hợp hoạt động giữa cơ quan quân sự huyện với các tổ chức chính trị xã hội (CTXH), những năm qua, Ban CHQS huyện Lạc Thuỷ đã phối hợp với các ngành, tổ chức CTXH địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, CNVC-LĐ, CB,CS LLVT và nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương.