Người Phần Lan luôn nói rằng: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.

Người Phần Lan luôn nói rằng: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.

“Hãy học hỏi Phần Lan, quốc gia có nhiều trường tốt nhất và nền giáo dục ở đó có nhiều điểm khác biệt với Mỹ”, Howard Gardner, chuyên gia giáo dục của Harvard từng khuyên người Mỹ.

 

Theo lời khuyên của Gardner, William Doyle, người giành được học bổng Fulbright khóa 2015-2016 và là giảng viên về truyền thông giáo dục tại Đại học Đông Phần Lan, đã đăng ký học cho con trai 7 tuổi vào trường tiểu học Joesuu. Và ông Doyle đã không phải thất vọng. Chỉ mới 5 tháng, gia đình ông đã được trải nghiệm hệ thống giáo dục "tuyệt vời và không áp lực".

Một buổi tối, ông Doyle hỏi con trai về những gì cậu bé đã làm vào giờ thể chất hôm đó và nhận được câu trả lời: “Chúng con được đưa vào rừng với một tấm bản đồ và la bàn. Chúng con phải tìm đường ra”.

Từ lâu, Phần Lan đã được biết đến là quốc gia phương Tây giành được điểm cao nhất trong các cuộc thi toàn cầu. Ngoài ra, Phần Lan còn đứng vị trí thứ nhất trong các bảng xếp hạng toàn cầu, ví dụ là nước có tỷ lệ biết chữ nhiều nhất. 

Ở Phần Lan, trẻ em không được học chính thức cho đến khi 7 tuổi. Cho đến lúc đó, nhiều trẻ em được gửi vào lớp chăm sóc ban ngày và học qua các trò chơi, bài hát và trò chuyện. Hầu hết trẻ em đi bộ hoặc đạp xe đến trường cho dù còn rất nhỏ tuổi. Thời gian học ở lớp ít và dường như không có bài tập về nhà.

Các trường ở Mỹ đang cắt giảm giờ nghỉ của trẻ. Trái ngược với Mỹ, cứ mỗi một tiếng, học sinh Phần Lan luôn có 15 phút chơi tự do ngoài trời. Không khí trong lành, thiên nhiên và hoạt động thể chất thường xuyên được coi là năng lượng cho việc học. Theo châm ngôn Phần Lan: “Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không đủ”.

Phần Lan không lãng phí thời gian và tiền bạc vào các bài kiểm tra tiêu chuẩn dày đặc nhưng không đem lại kết quả. Thay vào đó, trẻ em được đánh giá mỗi ngày qua quan sát trực tiếp, đăng ký và các câu đố. Trong lớp, trẻ được vui chơi, cười đùa và mơ mộng cả ngày. Người Phần Lan luôn nói: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.

Không khí lớp học luôn là ấm áp, an toàn, tôn trọng và hỗ trợ. Không có một bài học được viết trước hay những yêu cầu chuẩn mực như đi trên một đường thẳng hay ngồi thẳng lưng. Một sinh viên kiêm giáo viên Trung Quốc học ở Phần Lan đã làm ông Doyle ngạc nhiên: “Trong trường học Trung Quốc, bạn sẽ cảm thấy như đang ở trong quân đội. Còn ở đây, bạn cảm thấy mình là một phần của một gia đình tuyệt vời”. 

Ở Phần Lan, giáo viên là những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ nhất sau bác sĩ. Họ phải có bằng thạc sĩ về giáo dục và chuyên môn trong nghiên cứu và giảng dạy. “Nhiệm vụ của người lớn là bảo vệ trẻ em khỏi các chính trị gia. Chúng ta phải có trách nhiệm đúng đắn và yêu cầu những nhà kinh doanh tránh xa khỏi môi trường giáo dục”, một chuyên gia giáo dục Phần Lan về trẻ nhỏ đã trao đổi với ông Doyle. 

Các trường học ở Phần Lan được đầu tư và trang bị kỹ lưỡng: các giáo viên có trình độ, uy tín cao, và chuyên nghiệp; quy mô lớp học vừa phải; giáo trình phong phú và chính xác; hoạt động thể chất thường xuyên; rất ít hoặc không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn không đem lại kết quả; không có thời gian và năng lượng bị lãng phí hay độc hại. Học sinh được đánh giá hàng ngày từ giáo viên; không khí lớp học an toàn, hợp tác, ấm áp và tôn trọng dành cho trẻ.

Vào một ngày cuối tháng 11/2015, ông Doyle nghe thấy một tiếng động mạnh bên ngoài cửa sổ văn phòng giảng viên và gần khu vui chơi ngoài trời. Ông đã ra đó để tìm hiểu.

Sân chơi tràn ngập trẻ em. Chúng đang thưởng thức những bông tuyết đầu tiên của mùa đông. Người phụ trách giờ giải lao, một giáo viên đặc biệt, trong bộ áo khoác bảo hộ màu vàng hỏi ông: “Ông nghe thấy chứ?”. Và rồi cô tự hào trả lời: “Đó là âm thanh của hạnh phúc”.

 

                                                                   Theo Vnexpess

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Quang cảnh kỳ thi tại Hồng Kông
Cơ sở vật chất của trường TH&THCS Hùng Tiến (Kim Bôi) được đầu tư  nâng cấp đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Công tác tuyển sinh đảm bảo theo đúng kế hoạch, hướng dẫn

10h sáng ngày 12/7, chúng tôi có mặt tại trường THCS Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình). Đây là ngày thứ 2 nhà trường phát hành hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của học sinh.

Đã xuất hiện nhiều điểm 10 môn Lý, Hóa, Địa

Tại các cụm thi của ĐH Thủy lợi đã xuất hiện điểm 10 môn Địa, Môn Lý và Môn Hóa học. Ở cụm thi của ĐH Bách Khoa Hà Nội điểm cao nhất là điểm 9,5 ở môn Sử.

Xã Nam Thượng chăm lo phát triển giáo dục

(HBĐT) - Nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền và người dân xã Nam Thượng (Kim Bôi) đang mang lại chuyển biến tích cực trong lĩnh vực GD&ĐT của xã. Bí thư Đảng ủy xã Nam Thượng Bùi Văn Nheo cho biết: Xã có địa bàn rộng, nhiều thôn, xóm nằm cách xa trung tâm xã, xa điểm trường, nhiều năm trước cơ sở vật chất còn yếu kém. Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển GD&ĐT. UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Nghị quyết. coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KT-XH.

Học sinh nghỉ hè đến ngày 22/8

(HBĐT) - Ngày 6/7/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-UBND về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngày tựu trường của tất cả các cấp học ngày 22/8; ngày khai giảng là ngày 5/9.

Olympic Sinh học quốc tế tại Việt Nam đạt kỷ lục về số đoàn tham gia

Chiều 11-7, Ban Tổ chức Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 27 (IBO 2016) cho biết, IBO diễn ra tại Hà Nội sắp tới đạt kỷ lục về số lượng với 71 đoàn tham dự

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục