(HBĐT) - Giai đoạn trước năm 2012, trường mầm non Lạc Lương (Yên Thủy) có 15 điểm trường với 25 nhóm lớp. Tỷ lệ học sinh trên địa bàn xã ra lớp chỉ đạt 66%. Nhà trường không tổ chức cho trẻ ăn bán trú được vì cơ sở vật chất không đảm bảo. Trước thực tế đó, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng Đề án, tham mưu Đảng ủy xã Lạc Lương ban hành Nghị quyết về “Xây dựng trường mầm non Lạc Lương đạt chuẩn quốc gia”. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, các cấp, ngành, sự chung tay của nhân dân, trường mầm non Lạc Lương đã trở thành trường vùng 3 đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn mức độ 2 và xếp thứ 2 trong khối thi đua các trường mầm non năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh.
Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa nên hiện nay, cơ sở vật chất của trường mầm non Lạc Lương (Yên Thủy) đã đạt chuẩn.
Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất nhà trường, cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Loan cho biết: Trước đây, nhà trường có 15 điểm trường với tổng diện tích 4.700 m2. Cá biệt như điểm trường xóm Đồi chỉ có 7 trẻ (3 trẻ 5 tuổi, 2 trẻ 4 tuổi, 2 trẻ lứa tuổi nhà trẻ) nên rất khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên, tổ chức cho trẻ ăn bán trú; càng không thể đầu tư cơ sở vật chất ra nhiều điểm trường nhỏ lẻ như vậy. Nhà trẻ và mẫu giáo phải học chung, giáo viên phải chia nhau phụ trách các điểm trường nên không có điều kiện, thời gian để học tập, tập huấn nâng cao trình độ. Việc dồn các điểm trường lúc này là rất cần thiết.
Mục tiêu đặt ra từ 15 điểm trường dồn giảm còn 5 điểm trường để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất và sắp xếp cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, dồn điểm trường đồng nghĩa với việc một số phụ huynh sẽ phải đưa con đi học xa hơn, phải vận động nhân dân hiến đất để mở rộng khuôn viên, huy động nguồn lực lớn xây dựng cơ sở vật chất... Để thực hiện được “cuộc cách mạng” này, Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức hội nghị triển khai đến toàn thể cán bộ xã, xóm nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp xuống từng xóm, tham gia các cuộc họp dân, giải trình chi tiết về đề án để người dân hiểu. Các điểm nổi bật sau khi dồn điểm trường như: học sinh sẽ được học đúng độ tuổi, chăm sóc chu đáo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Trẻ được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn... chính là lý do để phụ huynh đồng ý.
Thấy được các lợi ích thiết thực của việc dồn điểm trường, nhân dân, phụ huynh trong xã đã tích cực hiến đất, mở rộng khuôn viên. Tiêu biểu như hộ ông Quách Tất Vở (xóm Yên Tân) hiến 1.200 m2, hộ ông Bùi Văn Thương (xóm Lương Cao) hiến 700 m2... Nhờ vậy, hiện nay tổng diện tích 5 điểm trường có 13.000 m2 (gấp 3 lần so với trước đây). Sau khi mở rộng được diện tích khuôn viên, nhà trường đã huy động các nguồn vốn như ngân sách giành cho giáo dục, chương trình phát triển vùng Yên Thủy, đơn vị bộ đội kết nghĩa kho KT789, đoàn thể và nhân dân địa phương xây dựng được 20 phòng học, hệ thống tường bao, cổng, nhà vệ sinh, bếp ăn bán trú. Hiện nay, cả 5/5 điểm trường đều có hệ thống nước lọc tinh khiết, tủ cơm ga, bình đựng thức ăn Inox chống độc, tủ sấy bát, vườn rau xanh... để 100% trẻ được ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nhà trường được trang bị đầy đủ các phòng chức năng như phòng bé vui học vi tính, phòng giáo dục thể chất - nghệ thuật, phòng y tế... đáp ứng tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Năm học 2015 - 2016, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trường chỉ còn 3%, 100% trẻ 5 tuổi đủ điều kiện chuyển lên trường tiểu học. Tỷ lệ huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt 106% kế hoạch (vượt 6% kế hoạch do có 18 trẻ ở xã khác đến học), trẻ ở độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 83%. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tháng 2/2016, nhà trường đã vinh dự được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trở thành điểm sáng của sự nghiệp giáo dục vùng khó khăn.
Dương Liễu
Đến thời điểm này, kỳ xét tuyển đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2016 đã gần như kết thúc khi nhiều cơ sở đào tạo dù tuyển không đủ chỉ tiêu vẫn không muốn kéo dài thêm các đợt xét tuyển tiếp theo. Nhiều vấn đề bất ổn của việc xét tuyển năm nay đã được phơi bày, nhưng liệu có được Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) khắc phục cho mùa xét tuyển năm 2017?
(HBĐT) - Ông Hoàng Văn Thực (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người bị xử phạt từ đủ 18 tuổi trở lên được quy định như thế nào?
(HBĐT) - Năm học 2016 – 2017 sẽ là một năm học hết sức đặc biệt đối với Nguyễn Thị Phượng (học sinh lớp 12A2 trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Lương Sơn).
(HBĐT) - Năm học 2015 - 2016, đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử của trường THCS Phú Lai có 9 em tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện thì cả 9 em đều đoạt giải. Trong đó có 1 em đoạt giải nhất, 5 em đoạt giải nhì, 2 em đoạt giải ba và 1 em đoạt giải khuyến khích. Có 4 em được lựa chọn tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh cả 4 em đều đoạt giải với 2 giải ba, 2 giải khuyến khích. Thêm một lần nữa, trường THCS Phú Lai tiếp tục khẳng định vị trí trong top đầu của giáo dục Yên Thủy, đặc biệt là với một bộ môn “khó nhằn” như lịch sử.
Năm học mới bắt đầu, nhiều bậc phụ huynh lại lo lắng về tình trạng lạm thu, là việc dạy thêm học thêm tràn lan…
(HBĐT)- Đúng 7 h30 sáng nay 5/9, cùng với cả nước, 206.128 HS-SV tỉnh ta dự lễ khai giảng năm học 2016-2017. Chuẩn bị cho Khai giảng năm học mới và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ngành GD & ĐT tiến hành sáp nhập 5 trường mầm non và 52 trường TH&THCS. Năm học này toàn tỉnh có 223 trường mầm non, 163 trường tiểu học, 145 trường THCS, 75 trường liên cấp TH&THCS, 36 trường THPT, 11 trường PTDTNT và 15 trường TC, CĐ và 210 trung tâm học tập cộng đồng. Toàn tỉnh huy động được 17.300 trẻ 5 tuổi ra lớp và 15.586 trẻ 6 tuổi vào lớp 1.