Chiều 8-9, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2017 để lấy ý kiến xã hội.
Kỳ thi THPT quốc gia còn 5 môn, diễn ra trong 2 ngày
Theo đó, năm 2017, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) tuyển sinh chính quy với một số điều chỉnh so với năm 2016.
Theo đó, tổ chức một loại cụm thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước; điều chỉnh đề thi, hình thức thi để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, hạn chế học lệch; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển ĐH-CĐ để hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo; có lộ trình, bước đi hoàn thiện kỳ thi phù hợp với việc đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông, tiến tới phương án bền vững có thể áp dụng lâu dài.
Cụ thể, về tổ chức cụm thi, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân. Bộ GD-ĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH-CĐ đến địa phương để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi. Về bài thi gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (KHTN - tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (KHXH - tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi KHTN hoặc bài thi KHXH. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH-CĐ. Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi KHTN (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi KHXH (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH-CĐ nếu có nguyện vọng.
Về hình thức thi, các bài Toán, Ngoại ngữ, KHTN, KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính. Riêng bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển năm 2016
Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH-CĐ. Đề thi cho mỗi bài thi KHTN, KHXH có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng; bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; bài thi Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi các bài thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được cập nhật, bổ sung trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội xây dựng nhiều năm qua. Đề thi bài thi Ngữ văn do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.
Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để học sinh và giáo viên có thể tham khảo định dạng của đề thi này trong quá trình dạy, học, ôn luyện.
Thời gian làm bài thi, các bài thi Toán, KHTN và KHXH 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn 120 phút; bài thi Ngoại ngữ 60 phút. Năm 2017, nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018, nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT). Lịch thi tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6 thống nhất trong cả nước. Cụ thể, ngày thứ nhất buổi sáng thi bài thi Ngữ văn; buổi chiều thi bài thi KHTN. Ngày thứ hai, buổi sáng thi bài thi Toán và bài thi Ngoại ngữ; buổi chiều thi bài thi KHXH.
Về công bố kết quả thi và cấp giấy chứng nhận kết quả thi, Sở GD-ĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GD-ĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một giấy chứng nhận kết quả thi.
Về xét công nhận tốt nghiệp THPT, do sở GD-ĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12. Về quản lý cơ sở dữ liệu tốt nghiệp THPT, các thông tin của thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GD-ĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ. Sở GD-ĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh. Các trường ĐH-CĐ sử dụng cơ sở dữ liệu chung này làm căn cứ để tuyển sinh.
Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng
Về tổ chức tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy, nguyên tắc là tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong khuôn khổ của quy chế tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào, xác định chỉ tiêu hợp lý, đảm bảo quyền lợi người học và việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, trật tự. Đáp ứng tối đa nguyện vọng của thí sinh, khắc phục tối đa tác động của thí sinh ảo đến công tác tuyển sinh của các trường. Kỳ thi THPT quốc gia cung cấp cơ sở dữ liệu tin cậy để đa số các trường ĐH-CĐ sử dụng làm căn cứ xét tuyển. Một số trường đặc thù, chất lượng cao có thể có thêm các hình thức đánh giá năng lực hoặc thi thêm các môn năng khiếu. Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy. Các trường ĐH-CĐ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai. Đặc biệt, các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.
Có 4 phương thức tuyển sinh.
Thứ nhất, xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia. Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH-CĐ và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Bộ GD-ĐT sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Danh sách này được gửi đến các trường để tư vấn, hỗ trợ cho các trường trong xử lý vấn đề thí sinh ảo. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức. Đây là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm khắc phục bất cập tỷ lệ thí sinh ảo gia tăng khi thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành/trường. Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi trong thời hạn quy định của trường để khẳng định nhập học tại trường. Trường cập nhật danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung. Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.
Thứ hai, sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh. Với cách thức này, Bộ GD-ĐT yêu cầu đảm bảo không gây ra tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
Thứ ba, xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT.
Thứ tư, các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên.
(HBĐT) - Ông Hoàng Văn Thực (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người bị xử phạt từ đủ 18 tuổi trở lên được quy định như thế nào?
(HBĐT) - Năm học 2016 – 2017 sẽ là một năm học hết sức đặc biệt đối với Nguyễn Thị Phượng (học sinh lớp 12A2 trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Lương Sơn).
(HBĐT) - Năm học 2015 - 2016, đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử của trường THCS Phú Lai có 9 em tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện thì cả 9 em đều đoạt giải. Trong đó có 1 em đoạt giải nhất, 5 em đoạt giải nhì, 2 em đoạt giải ba và 1 em đoạt giải khuyến khích. Có 4 em được lựa chọn tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh cả 4 em đều đoạt giải với 2 giải ba, 2 giải khuyến khích. Thêm một lần nữa, trường THCS Phú Lai tiếp tục khẳng định vị trí trong top đầu của giáo dục Yên Thủy, đặc biệt là với một bộ môn “khó nhằn” như lịch sử.
Năm học mới bắt đầu, nhiều bậc phụ huynh lại lo lắng về tình trạng lạm thu, là việc dạy thêm học thêm tràn lan…
(HBĐT)- Đúng 7 h30 sáng nay 5/9, cùng với cả nước, 206.128 HS-SV tỉnh ta dự lễ khai giảng năm học 2016-2017. Chuẩn bị cho Khai giảng năm học mới và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ngành GD & ĐT tiến hành sáp nhập 5 trường mầm non và 52 trường TH&THCS. Năm học này toàn tỉnh có 223 trường mầm non, 163 trường tiểu học, 145 trường THCS, 75 trường liên cấp TH&THCS, 36 trường THPT, 11 trường PTDTNT và 15 trường TC, CĐ và 210 trung tâm học tập cộng đồng. Toàn tỉnh huy động được 17.300 trẻ 5 tuổi ra lớp và 15.586 trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
(HBĐT) - Ngôi trường khang trang mới được xây dựng với đầy đủ nhà đa năng, phòng học, phòng bộ môn, khu hiệu bộ, nhà công vụ... có tổng trị giá gần 29 tỷ đồng. Đó là giấc mơ đã trở thành hiệnù thật, làm nức lòng phụ huynh, học sinh và các thầy, cô giáo nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - xã Lạc Sỹ (Yên Thủy).