(HBĐT) - Ngày 26/10, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị Tổng kết đánh giá tác động và hiệu quả của chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học trên địa bàn tỉnh sau 6 năm triển khai.

 

 

                                                  Toàn cảnh hội nghị.

 

Qua 6 năm thực hiện chương trình, Hòa Bình đã cơ bản đạt được các chỉ số cam kết với Bộ GD&ĐT; học sinh tự tin, mạnh dạn, linh hoạt hơn trong tính toán và giao tiếp, việc duy trì sĩ số học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn. Năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tham gia chương trình đã được cải thiện, nền nếp hoạt động của các trường cùng với chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có bước chuyển biến tích cực. Chương trình đã tác động rất lớn và có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy – học. Nhờ có nguồn kinh phí hỗ trợ của Qũy giáo dục nhà trường và Qũy Phúc lợi học sinh, các nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục toàn diện, động viên khích lệ các em học sinh đi học đều chuyên cần, tích cực học tập vươn lên. Các em đã mạnh dạn, tự tin, nhất là học sinh dân tộc, học sinh nữ.

 

Thời gian đầu triển khai chương trình, hầu hết các trường đều gặp khó khăn, nhất là trong việc tổ chức dạy học, tổ chức bán trú, lúng túng trong việc soạn giảng các tiết tăng cường ở buổi thứ 2. Tuy nhiên, những khắc phục này đã dần được khắc phục và ngày càng thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng chương trình. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%; học sinh đi học chuyên cần đạt 99,2%. Tỷ lệ học sinh học yếu môn Tiếng Việt đã giảm từ 8% xuống còn 0,8%...

 

Tại hội nghị các đại biểu đã tham gia thảo luận về một số vấn đề như: kinh nghiệm trong việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý bán trú trong trường tiểu học dạy học cả ngày; sự tham gia của cộng đồng trong trường tiểu học dạy học cả ngày; công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV; sự tham gia của cha mẹ học sinh và hiệu quả hỗ trợ quỹ phúc lợi của chương trình….

 

Trong thời gian tới, ngành GD sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng về đổi mới GD&ĐT; chỉ đạo các trường tăng nhanh số học sinh được học cả ngày; nghiên cứu các giải pháp dồn học sinh ở điểm trường lẻ; tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả các phòng học, nhất là phòng đa năng, đáp ứng nhiệm vụ của chung của nhà trường.

                                                                                               

 

                                                                          Dương Liễu

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục