Ngày 17-12, tại trường mẫu giáo xã An Hiệp (Tuy An, Phú Yên), đoàn Bộ GD-ĐT do ông Trần Thiện Tự, Phó cục trưởng cục Nhà giáo Bộ và ông Phan Hải Thiện, Chánh văn phòng 2 của Bộ đã trao bằng khen Vì hành động dũng cảm cho 5 giáo viên.
|
Đại diện Bộ giáo dục trao bằng khen cho các giáo viên - |
Như tin đã đưa, trong cơn lũ quét bất ngờ vào ngày 13-12, bốn cô giáo trường mầm non Mỹ Phú 2, xã An Hiệp đã quên mình che chở cho 15 cháu mẫu giáo được an toàn qua cơn hoạn nạn.
Đặc biệt, trong thời điểm đầy gian nguy ấy, thầy giáo Bùi Văn Đồng, giáo viên Tổng phụ trách Đội trường THCS An Hiệp trên đường đi đến trường nghe được tiếng kêu cứu đã bơi vào trường ngay khi nước đang còn chảy xiết và tìm cách đưa các cháu đến nơi an toàn.
Thay mặt Bộ GD-ĐT, ông Trần Thiện Tự biểu dương hành động dũng cảm quên mình cứu người của các thầy, cô giáo xã An Hiệp, qua đó nêu gương trong toàn ngành hãy phát huy hơn nữa tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, một truyền thống tốt đẹp của nhà giáo.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Sở GD-ĐT Phú Yên và Công đoàn ngành cũng khen thưởng các giáo viên trên, tổng số tiền mỗi người được nhận hơn 10 triệu đồng. Bộ GD-ĐT cũng tặng trường mẫu giáo xã An Hiệp 50 bộ học cụ dành cho các cháu mẫu giáo.
UBND tỉnh Phú Yên cũng trao bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh cho bốn giáo viên trường mầm non Mỹ Phú 2.
TheoTuoitre
Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, học sinh khóa 1975 - 1978
(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt, 50 năm đã trôi qua, 50 năm xây dựng, phát triển mạnh mẽ của trường THPT Lạc Sơn. Trong không khí ấm áp của tình cảm thầy, trò, tình cảm bạn bè để cùng nhớ lại kỷ niệm một thời đèn sách. Vô cùng trân trọng và biết ơn tình yêu nghề, tình thương, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo đối với các thế hệ học trò của nhà trường để từ nơi đây, lớp lớp học trò như những đàn chim đầy sức sống, nghị lực tung cánh bay đi xây đời. Những ngày này, bản thân tôi cũng như nhiều thế hệ học sinh của nhà trường dù đang sinh sống, công tác, lao động, học tập trên khắp mọi miền của Tổ quốc đều hướng về thầy, cô, về mái trường thân yêu của mình với lòng tri ân sâu đậm nhất.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn là cái nôi văn hóa - trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh việc quan tâm đến phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, huyện Lạc Sơn còn chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Trong những thành tích của ngành giáo dục tỉnh nói chung và huyện Lạc Sơn nói riêng không thể không kể đến những kết quả đáng tự hào mà trường THPT Lạc Sơn đã đạt được.
(HBĐT) - Trường THPT Lạc Sơn được thành lập vào tháng 12/1966, đặt tại xóm Chiềng, có thời gian sơ tán về xóm Beo, xã Liên Vũ với tên gọi trường cấp III Lạc Sơn. Ngày 18/2/1995, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, trường phổ thông cấp III A Lạc Sơn chuyển về trung tâm huyện lỵ, tại thị trấn Vụ Bản. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, trở thành đơn vị giáo dục có chất lượng của tỉnh và huyện.
(HBĐT) - Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng của huyện Lạc Sơn. Ngày ấy, như bao địa phương khác, vùng Mường Lọt phải đối mặt với tình cảnh thiếu đói, chạy ăn từng bữa. Gia đình tôi đông con, cuộc sống càng khó khăn bộn bề. Từ truyền thống quê hương và cuộc sống nghèo khó chính là động lực thôi thúc tôi học chữ với mong ước được thoát ly giúp ích cho địa phương, cho cách mạng.
(HBĐT) - Khóa chúng tôi học truờng THPT Lạc Sơn A năm 1993, khi đó, trường đóng trên địa bàn xã Liên Vũ. Trường cũ với rất nhiều cây phượng, phi lao và những tán lá bàng phủ kín sân. Tình thầy, trò gắn bó mật thiết, ngoài việc học trên lớp thì thầy, cô như cha mẹ của lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Khi đó, thầy Hoạt đang là hiệu trưởng, học trò vẫn quen gọi các thầy, cô với những cái tên thân mật nhưng đầy kính trọng là bác Hoạt, bố Cương, bố Hùng, bác Minh… Thầy Hùng dạy toán, thầy Khanh dạy hóa mới ra trường từ những nơi khác đến Lạc Sơn lập nghiệp. Các thầy giảng rất nhiệt tình và gắn bó với học trò miền núi chúng tôi.
Theo thông tin từ Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, Kỳ thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế (IJSO) lần thứ 13 đã diễn ra tại đảo Bali - Indonesia, 6 học sinh của Hà Nội đại diện cho đoàn Việt Nam đều giành huy chương.