(HBĐT) - Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Mai Hịch (Mai Châu) còn gọi là Mường Hịch với bốn bề là rừng rậm, chỉ có vài chục nóc nhà nằm rải rác, cuộc sống vô vùng khó khăn. Việc học hành còn nhọc nhằn hơn nhiều.

 

Tranh thủ giờ nghỉ trưa các em nhỏ xóm Hịch 1 trao đổi bài vở.

 

Ông Hà Văn Tiến, năm nay 77 tuổi kể: “Ngày xưa điều kiện được học ở đây rất khó. Chỉ là người biết nhiều chữ dạy người biết ít chữ. Như tôi được coi là học cao nhất cũng chỉ tới lớp 5. Sau học bổ túc rồi được phân công đi học về công tác tại xã”. Ngày đó, ở các bản, làng, thôn, xóm của Mai Hịch cũng như ở huyện Mai Châu đã xây dựng nếp sinh hoạt “Tiếng kẻng học đêm”. Sau giờ ăn tối, các trưởng xóm, già làng đánh kẻng báo hiệu giờ học của con trẻ. Tất cả mọi sinh hoạt của người lớn đều phải nhường cho con em. Các gia đình có trẻ nhắc nhở con em vào bàn học. Dù làm bất cứ việc gì cũng không được gây tiếng ồn cho con trẻ học bài. Nhiều năm nay, tiếng kẻng được thay bằng tiếng trống ở các xã, bản. Với thị trấn dùng loa phát thanh thông báo. Sau giờ trống, thanh niên trong xóm thành lập 1 đội đi kiểm tra các hộ. Cháu nào ngồi vào bàn học mà vẫn chơi, chống đối được nhắc nhở trên loa hoặc trong các buổi sinh hoạt của xóm. Như vậy từ nhân dân tạo thành thói quen dạy dỗ con em mình.

 

Ông Tiến có 6 người con (2 trai, 4 gái) hiểu được tầm quan trọng của cái chữ nên ông bà đều cho các con ăn học đến nơi, đến chốn. Người con trai cả Hà Văn âm đang công tác tại xã. Các con cháu đều học lên cao, nếu tính cả cháu dâu hiện nay gia đình ông có 4-5 người có trình độ đại học, cao đẳng… Với những người không có điều kiện học hành, đi làm ông động viện con cháu học có tri thức để phát triển kinh tế gia đình.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Vì Văn Uổi, Chủ tịch UBND xã  cho biết: Chỉ có tri thức mới thay đổi cuộc sống của người dân nên nhiều năm nay, phát huy truyền thống từ những thế hệ đi trước, xã duy trì  tiếng kẻng học bài. Công tác GD &ĐT ở xã luôn được chú trọng. Nguồn lực đầu tư về xã đều quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường. Hiện trường mầm non và trường tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” luôn được duy trì. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn được chú trọng. Từ sự quan tâm đó mà trong những năm qua, xã Mai Hịch không hiếm gia đình nuôi 2-3 con ăn học đại học như gia đình anh Hà Văn âm, Vì Văn Tản, Hà Mạnh Tầng…

 

Ông Hà Mạnh Tầng, Trưởng xóm Hịch 1 chia  sẻ: “Bây giờ ở xã Mai Hịch các gia đình ngoài việc lo phát triển kinh tế thì việc học của con cháu cũng luôn được quan tâm bởi chỉ có tri thức thì mới thay đổi được cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây.  Nhờ đầu tư đúng hướng vào giáo dục mà đời sống người dân từng bước thay đổi nhờ có tri thức, KH-KT mà trong những năm qua, xã Mai Hịch đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu lên đồi, tạo bước đột phá phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa.

 

                                                               

                                                                   Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục