(HBĐT) - Đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, tự giác, phát huy tốt các kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập... đó là phần ưu mà các thầy, cô giáo điểm nhặt ở các cô, cậu học trò được tham gia mô hình trường học mới (VNEN). Thế nhưng đi sâu vào thực tiễn lộ trình thực hiện, mô hình trường học mới VNEN ở Đà Bắc còn nhiều bất cập.

Đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng Phòng GD &ĐT huyện Đà Bắc cho biết: Năm học 2017 - 2018, huyện Đà Bắc triển khai mô hình VNEN ở 10 trường. Trong đó có 8 trường tiểu học và 2 trường THCS. Các trường tham gia dự án gồm: tiểu học Triệu Phúc Lịch, tiểu học Yên Hòa, tiểu học Chợ Bờ, tiểu học Tân Pheo B, tiểu học Mường Chiềng và tiểu học Đồng Chum A. Để có khung đánh giá rộng cho quá trình thử nghiệm, Phòng GD &ĐT huyện mạnh dạn nhân rộng mô hình (thêm 4 trường) gồm: tiểu học Hào Lý, tiểu học Tân Minh B, THCS Tân Pheo và THCS Mường Chiềng. Theo đó, có 55 lớp với 991 học sinh được học tập với mô hình trường học kiểu mới này.

Vì là mô hình mới nên Phòng GD &ĐT đặc biệt chú trọng việc tổ chức tập huấn cho giáo viên, quán triệt kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành về mô hình trường học mới đến các trường. Trên cơ sở đó, các nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh tham gia trên nguyên tắc tự nguyện, thiết thực và hiệu quả. Hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch triển khai mô hình trên cơ sở rà soát lại các điều kiện bảo đảm; thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo tại Công văn số 3459, ngày 8/8/2017 của Bộ GD &ĐT nhằm phát huy mặt tích cực của mô hình VNEN.

Quá trình thực hiện, giáo viên đã chuyển đổi từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp tích cực. Theo đánh giá từ các nhà trường: Mô hình đã tạo được điểm nhấn là sự hứng thú cho học sinh trong học tập. Về cơ bản phát huy được tính chủ động, khả năng tự học của học sinh hơn so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, mô hình VNEN đã phát huy tốt các kỹ năng tương tác, tự đánh giá lẫn nhau khiến học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Chất lượng giáo dục ở các lớp VNEN đảm bảo hơn các lớp học chương trình hiện hành. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận: việc triển khai mô hình trường học mới VNEN trên địa bàn huyện Đà Bắc còn nhiều mặt hạn chế. Điều này xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất, trình độ, năng lực của giáo viên, sự tiếp thu của học sinh…

Về cơ sở vật chất, diện tích phòng học hiện tại chật hẹp, không đủ chỗ cho học sinh tổ chức trò chơi khởi động. Việc bố trí bàn ghế theo hình thức học VNEN (xếp 2 bàn đôi lại với nhau cho một nhóm học sinh học tập và thảo luận) làm cho học sinh khó ngồi và khó di chuyển. Một mặt, huyện có nhiều lớp ghép, nhiều điểm trường lẻ nên khó có khả năng nhân rộng mô hình. Một điểm vướng nữa là vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc (Tày, Mường, Dao) hạn chế, hầu hết các em còn rụt rè, nhút nhát, thao tác chậm. Còn nhiều học sinh chưa tích cực khi học tập theo nhóm, chưa mạnh dạn trao đổi và đưa ra ý kiến của bản thân về những vấn đề liên quan đến bài học. Đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ, học sinh khó theo kịp chương trình. Hầu hết các nhóm trưởng chưa quen với kỹ năng điều hành nên hiệu quả chưa tốt. Giáo viên vốn quen với cách dạy truyền thống nên khá vất vả vì phải hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra nhiều lượt trong từng hoạt động học tập của học sinh. Hiện, một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp giảng dạy, đánh giá học sinh.

Với những hạn chế đã nêu trên, ở thời điểm hiện tại, Đà Bắc khó nhân rộng các mô hình trường học mới VNEN. Qua quá trình triển khai mô hình trên địa bàn huyện thời gian qua, đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng Phòng GD &ĐT huyện Đà Bắc cho rằng: Nên bố trí dạy, học VNEN ở địa bàn nào phù hợp, không nhất thiết phải nhân rộng tràn lan, vì như vậy sẽ không phát huy được hiệu quả. Việc dạy học theo mô hình trường học mới VNEN chỉ nên biên chế sĩ số học sinh trong lớp 20 - 25 em là phù hợp để đảm bảo không gian cho giáo viên đi lại giám sát việc học, trao đổi của học sinh. Như vậy mới phát huy được hiệu quả các mô hình trường học mới VNEN.

                                                                                           Lam Nguyệt


Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục