(HBĐT) - Sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là chủ trương lớn đã được ngành GD&ĐT triển khai nhằm sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động. Nhìn lại việc sáp nhập cho thấy nhiều hiệu quả tích cực, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, mục tiêu đã và đang được tiếp tục đặt ra là phải nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm GDTX – GDNN.


Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp huyện Lạc Thủy phối hợp tổ chức các lớp học nghề phù hợp với nhu cầu của học viên.

Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, sau khi sáp nhập cơ sở vật chất các Trung tâm GDNN-GDTX cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, hệ thống Trung tâm GDTX - GDNN có 117 phòng học văn hóa, trong đó 112 phòng học kiên cố; 6 phòng thí nghiệm, thiết bị; 7 phòng thư viện; 305 máy vi tính, 210 máy may; 3 phòng LAP; 24 phòng thực hành nghề; 8 phòng hội đồng sư phạm. Đội ngũ giáo viên ở các trung tâm cơ bản ổn định, đủ cơ cấu tỷ lệ giáo viên trên lớp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, các trung tâm có 178 cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó có 26 cán bộ quản lý, 113 giáo viên cơ hữu dạy văn hóa, 39 giáo viên cơ hữu dạy nghề.

Các trung tâm tích cực tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học trung cấp chuyên nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau THCS; tổ chức các lớp nghề ngắn hạn, tiếng dân tộc cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Kết thúc năm học 2017 - 2018, các cơ sở GDTX trong tỉnh đã tổ chức các chương trình, lớp học đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, chương trình GDTX cấp THPT huy động được 105 lớp với 3.093 học viên, nghề phổ thông 557 học viên, học nghề ngắn hạn 1.335 học viên, học văn hóa kết hợp với trung cấp nghề 2.614 học viên. Ngoài ra, các trung tâm tổ chức được các lớp chuyên đề cho 8.031 lượt người, chương trình ứng dụng CNTT cấp 1.134 chứng chỉ. Đồng thời tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho 8.276 học viên tiếng dân tộc Thái, Mông, cấp 764 chứng chỉ, liên kết đào tạo đại học, cao đẳng được 4 lớp với 304 học viên.

Các trung tâm tiếp tục tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên GDTX theo Thông tư số 26 và 33 của Bộ GD&ĐT. Năm học 2017 – 2018 có 175 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng, dự kiểm tra cấp chứng nhận và hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đạt tỷ lệ 100%.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT đã thẳng thắn chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế tại các Trung tâm GDTX – GDNN, chưa khắc phục được như: Một số trung tâm sau khi sáp nhập còn thiếu phòng học bộ môn, phòng học nghề, xưởng thực hành... Việc sắp xếp công việc cho giáo viên nghề còn nhiều bất cập do thừa, thiếu cục bộ. Một số ngành nghề đào tạo của giáo viên chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội nên có trung tâm vừa thừa, vừa thiếu giáo viên dạy nghề. Một số trung tâm thiếu giáo viên dạy văn hóa nhưng chưa được bổ sung kịp thời. Việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ở một số trung tâm chưa được triển khai tích cực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học. Việc mở các lớp học văn hóa và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ở một số Trung tâm GDNN - GDTX chưa đạt kế hoạch. Công tác quản lý, thực hiện chương trình các lớp học văn hóa, các lớp cấp chứng chỉ có nơi chưa được chặt chẽ, đặc biệt tỷ lệ chuyên cần của học viên không cao. Đây là những hạn chế đã và đang được Sở GD&ĐT tập trung giải quyết trong năm học 2018 – 2019.

Dương Liễu


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục