(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 281), ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37/KH- UBND triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, tỉnh Hòa Bình. Nhân dịp sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 281, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 37 của UBND tỉnh.


P.VThưa đồng chí, xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật mà tỉnh ta đã đạt được sau 3 năm triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020?

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Qua 3 năm xây dựng các mô hình học tập trên địa bàn tỉnh ta đã có tác động to lớn đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương, đặc biệt đối với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 281 đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, đồng thuận mạnh mẽ của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Các gia đình, dòng họ, cộng đồng tự đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu học tập. Giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước 2,39 tỷ đồng thực hiện Đề án số 281 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó cấp tỉnh được hỗ trợ 480 triệu đồng, cấp huyện được hỗ trợ 485,5 triệu đồng và cấp xã được hỗ trợ 1.425 triệu đồng.

Từ các phong trào do Hội Khuyến học tỉnh phát động như: "Tiếng trống khuyến học”, "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”, "Ba đỡ đầu” cùng với xây dựng quỹ khuyến học, quỹ phát triển tài năng và nhân tài trong tỉnh ngày một phát triển cả trên diện rộng, chiều sâu. Hằng năm có trên 5.000 học sinh, sinh viên, tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật được nhận từ 3 - 4 tỷ đồng khen thưởng, học bổng.

Học viên tham gia học tập dưới mọi hình thức tại Trung tâm Học tập cộng đồng ngày càng tăng, mỗi năm trên dưới 300.000 lượt người tham gia. Nhiều cán bộ, hội viên, người nghỉ hưu, CB,CC,VC ở các địa phương đã tham gia biên tập, biên soạn tài liệu; vận động nhân dân tham gia các hoạt động học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng.

Trong 3 năm qua, các mô hình học tập trong toàn tỉnh được đánh giá công nhận đều tăng và vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2018, toàn tỉnh có gần 125 nghìn hộ đạt "Gia đình học tập”, 914 dòng họ "Dòng họ học tập”, hơn 1.200 cộng đồng (xóm, bản, tổ dân phố) đạt cộng đồng học tập, 562 đơn vị học tập.


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quà cho các tấm gương khuyến học tiêu biểu của dòng họ Vũ Đình, xã Yên Trị (Yên Thủy).

Các mô hình học tập có tác dụng làm chuyển biến về nhận thức và việc làm của từng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội. Trước đây, nhận thức của đa số người dân chủ yếu quan tâm đến việc học của con em trong độ tuổi đi học thì nay việc học thường xuyên, học suốt đời của ông, bà, cha mẹ đã được quan tâm, phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân theo tinh thần học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

P.VBên cạnh những kết quả đã đạt được, xin đồng chí cho biết việc triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh ta còn những hạn chế gì?

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Hiện nay, một số ít cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chưa đầy đủ và chưa sâu sắc, chưa thực sự quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp nên phần nào hạn chế đến kết quả chung của phong trào. Hình thức tuyên truyền, vận động chưa phong phú, chưa thật cuốn hút nhân dân tham gia, chưa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nghề nghiệp, địa bàn cư trú. Một số mô hình học tập tiêu biểu chưa được tuyên truyền kịp thời, triển khai, nhân rộng mô hình gặp khó khăn.

Hoạt động của một số hội cơ sở còn hạn chế, đội ngũ cán bộ khuyến học ở cơ sở thiếu ổn định. Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại các mô hình học tập nhiều đơn vị thực hiện nóng vội, mang tính chất hình thức, chưa bám sát quy trình và hướng dẫn, chưa có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập suốt đời. Vai trò của Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục cấp xã ở một số nơi chưa thực sự rõ nét. Kinh phí thực hiện Đề án ở cấp huyện, cấp xã hạn hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện nhiệm vụ của Đề án. Hệ thống Trung tâm Học tập cộng đồng chất lượng hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

P.VThưa đồng chí, để hoàn thành Kế hoạch số 37/KH- UBND triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, thời gian tới tỉnh ta cần tập trung thực hiện những giải pháp nào?

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 tỉnh ta sẽ có trên 60% gia đình được công nhận "Gia đình học tập”, trên 40% dòng họ được công nhận "Dòng họ học tập”, trên 50% cộng đồng được công nhận "Cộng đồng học tập”; 50% tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt "Đơn vịhọc tập”.

Để hoàn thành mục tiêu đó, chúng ta cần tập trung thực hiện 6 giải pháp trọng tâm. Cụ thể:

Tiếp tục xây dựng các mô hình "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập” và "Đơn vị học tập” điểm (mô hình xuất sắc tiêu biểu) phù hợp với đặc thù các địa bàn của tỉnh để triển khai nhân rộng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ,cộng đồng đa dạng về hình thức, thực hiện thường xuyên, đến từng bản, làng, thôn xóm, tổ dân phố, đến các gia đình.

Tổ chức thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cả bề rộng lẫn chiều sâu; chú trọng chất lượng phong trào.

Phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở cơ sở.

Tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập” và "Đơn vị học tập” đúng quy trình, chặt chẽ, chất lượng, không chạy theo số lượng.

Thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp trong thực hiện phong trào. Đổi mới công tác xã hội hóa nhằm tăng thêm nguồn lực để thực hiện phong trào.

P.V:    Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!


Dương Liễu

(thực hiện)


Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục