(HBĐT) - Trên địa bàn xã Đồng Nghê (Đà Bắc) có 3 trường học là mầm non, tiểu học và PT dân tộc bán trú (DTBT) THCS Đồng Nghê thì cơ sở vật chất của cả 3 trường đều rất thiếu và yếu. Trường mầm non Đồng Nghê có 127 trẻ với 9 nhóm lớp, nhưng 6/9 nhóm lớp thiếu đồ dùng, đồ chơi, 2 điểm bếp ăn, nhà vệ sinh tạm bợ đã xuống cấp.


Các trường học trên địa bàn huyện được trang bị máy vi tính kết nối mạng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Một tiết Tin học tại trường TH&THCS Hiền Lương, xã Hiền Lương.

Trường PT DTBT THCS Đồng Nghê thì nhà vệ sinh cho giáo viên dùng chung cả nam, nữ; nhà vệ sinh cho học sinh xuống cấp, thiếu nước; nhà trường không có hệ thống xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường; 45% máy tính được trang bị không còn hoạt động… Một số xã như Mường Tuổng, Đoàn Kết… cơ sở vật chất, trang thiếu bị cho giáo dục thiếu và yếu nghiêm trọng do xuống cấp, thiên tai, lũ lụt. Ngành Giáo dục Đà Bắc đã có những nỗ lực khắc phục khó khăn để ổn định hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT huyện, tính đến tháng 3/2019, toàn huyện có 49 trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT. Trong đó có 20 trường mầm non, 8 trường tiểu học, 3 trường THCS, 13 trường TH&THCS, 5 trường PT DTBT THCS. Toàn huyện có 685 phòng học, trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 83,8%, phòng học bán kiên cố chiếm 15,5%, phòng học tạm chiếm 0,7%. Toàn huyện có 255 phòng công vụ cho giáo viên thì có 248 phòng bán kiên cố trở lên, còn 7 phòng tạm. Số phòng học xuống cấp, học tạm, học nhờ chủ yếu ở các trường mầm non và các điểm trường lẻ. Năm học 2018 – 2019, bên cạnh việc cơ sở vật chất xuống cấp, thiệt hại do mưa lũ từ cuối năm 2017, ngành giáo dục Đà Bắc còn phải đối mặt với thách thức là số học sinh bậc tiểu học và THCS tăng 450 học sinh so với năm học trước.

Đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT, Phòng đã quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục dân tộc và thực hiện Năm giáo dục vùng khó khăn. Trong học kỳ I năm học 2018 – 2019, Phòng chỉ đạo các đơn vị, nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tiếp nhận, vận chuyển, giao đến các trường có học sinh bán trú được hỗ trợ gạo theo Quyết định số 36, ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đợt 1 tổng số 127.688 kg gạo. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học theo hướng tăng cường chuẩn hoá và chuẩn quốc gia. Ngành cũng đã tham mưu với các cấp, ngành, nhất là UB MTTQ huyện và các tổ chức CT – XH tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động, quyên góp sách, vở, quần áo, chăn màn, áo phao… ủng hộ học sinh nghèo vùng lòng hồ sông Đà và vùng khó khăn, vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, thiên tai của huyện. Ngoài ra có các giải pháp thiết thực ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường vùng khó khăn; duy trì tốt sỹ số học sinh; xây dựng, mở rộng mô hình trường bán trú thu hút học sinh đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, thất học. Trong học kỳ I năm học 2018 – 2019, toàn huyện có 4 học sinh bỏ học.

 Đặc biệt, năm học 2018 – 2019 đánh dấu chuyển biến tích cực của giáo dục Đà Bắc trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Đến thời điểm kết thúc học kỳ I,  huyện có 21 trường được lắp đặt phòng học vi tính. Tổ chức giảng dạy môn tin học; 2 trường THCS, 2 trường PT DTBT THCS có phòng  LAB với hệ thống máy tính và phòng học. Các trường đã tổ chức dạy và học môn tin học theo đúng chương trình quy định đạt hiệu quả tốt. 100% trường học được kết nối internet. Đến cuối năm 2018 triển khai kết nối bằng cáp quang FTTH miễn phí đến trên 60% trường học. Các trường còn lại kết nối bằng USB 3G do Viettel cung cấp. 

Nhờ những nỗ lực vượt lên khó khăn, giáo dục Đà Bắc đã có những khởi sắc đáng ghi nhận. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 98,9%, nhà trẻ đạt 42,4%. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 99,6% (tăng 0,5% so với năm học trước). Ở bậc tiểu học, kết thúc học kỳ I năm học 2018 - 2019, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành môn toán, tiếng Việt giảm còn dưới 1%. Ở bậc THCS, tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi chiếm gần 40%. Đến nay, huyện Đà Bắc có 17/49 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 34,7%.


                              Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục