(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 vụ xâm hại tình dục trẻ em và trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 5 vụ xâm hại tình dục trẻ em (Đà Bắc 2 vụ, Lạc Sơn 2 vụ, Kim Bôi 1 vụ). Đặc biệt, có những vụ việc trẻ bị người thân như bố đẻ, chú, bác, hàng xóm… xâm hại gây hậu quả vô cùng nặng nề. Trước thực tế đó, ngành GD&ĐT đã triển khai những giải pháp cấp bách để phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.


Đưa chúng tôi đi thăm phòng y tế của nhà trường với đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt là "Góc tư vấn” trang trí thân thiện, đồng chí Đỗ Thị Thắng, Phó hiệu trưởng trường TH&THCS xã Tòng Đậu (Mai Châu) cho biết: Để thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, nhà trường đã kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định. Củng cố, kiện toàn,quan tâm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế học đường, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,tư vấn tâm lý trong trường học;tăng cường các biện pháp thu thập thông tin, qua đó nắm bắt hoàn cảnh học sinh để có giải pháp giáo dục, hỗ trợ thích hợp. Nhà trường cũng quan tâm nâng cao hiệu quả công tác khám sức khỏe định kỳ, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho học sinh trong và ngoài nhàtrường. Gắn nội dung về giới tính, kỹ năng, biện pháp tự bảo vệ bản thân phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em… trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quyết tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, không có bạo lực.


"Góc tư vấn" của trường TH&THCS xã Tòng Đậu (Mai Châu) giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng sống, phòng tránh xâm hại.

Thời gian qua, các nhà trường trên địa bàn tỉnh đã tăng cường tham mưu với các cấp chính quyền, phốihợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và gia đình học sinh trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tích cực vận động, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quan tâm sâu sát việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thực hiện hiệu quả giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật trong nhà trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng trẻ em theo quy định của Nhà nước.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc "Tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2018 - 2020”, Sở đã ban hành Kế hoạch số 143 với mục đích yêu cầu các đơn vị, nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở để quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, phòng chống ma túy và bạo lực xâm hại trẻ em. Để làm được điều đó, sởtích cực tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục trong việc chủ động phát hiện, phòng ngừa các tình huống bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đối với trẻ em, học sinh. Sở cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thiết lập kênh tiếp nhận thông tin, phản ánh về các tình huống bạo lực, xâm hại. Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em, áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu,tiến tới loại bỏ các tình huống gây nguy hại đối với trẻ em, học sinh.


Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục