Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin cho biết, việc thẩm định sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đang được tiến hành các bước, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30-6-2020.


Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT, Giám đốc RGEP

Ngày 25-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ và ĐT) cho biết đã tổ chức khai mạc đợt đánh giá của Ngân hàng Thế giới với dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP). Trong Báo cáo chi tiết tiến độ thực hiện dự án, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT, Giám đốc RGEP cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình 27 môn học/hoạt động giáo dục đã được Bộ GD-ĐT ban hành từ năm 2018.

Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số cũng được Bộ từng bước triển khai. Theo đó, từ tháng 7-2019, Bộ GD-ĐT đã ra thông báo xây dựng chương trình Tiếng dân tộc thiểu số, ban hành Kế hoạch xây dựng chương trình này và hoàn thành tuyển chọn tác giả của tám chương trình Tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Sáng 25-11, chương trình tập huấn - hội thảo với 24 tác giả đã được tổ chức. Dự kiến giữa năm 2020, tám chương trình Tiếng dân tộc thiểu số sẽ được ban hành.

Về việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tính đến ngày 15-11, đã có 200 báo cáo viên nguồn; 800 giảng viên sư phạm chủ chốt; 1.028 cán bộ quản lý sở/phòng GD-ĐT; 640 giáo viên Lịch sử là Tổ trưởng chuyên môn đã được bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn 6.300 tổ trưởng chuyên môn đang được bồi dưỡng và dự kiến trước ngày 15-12 sẽ hoàn thành.

Với cấu phần hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới, hiện nay Bộ GD-ĐT đã thẩm định xong và ban hành danh mục 32 sách giáo khoa của tám môn học và hoạt động giáo dục của lớp 1.

"Việc thẩm định sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đang được Bộ GD-ĐT tiến hành các bước và cố gắng hoàn thành trước ngày 30-6-2020” - ông Thành cung cấp thông tin. Về công tác tổ chức cung cấp sách giáo khoa lớp 1 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho các trường vùng khó khăn; chuyển đổi sách giáo khoa sang chữ nổi Braille cung cấp cho học sinh khiếm thị cả nước; dịch song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, Bộ GD-ĐT đều đã ban hành kế hoạch và từng bước triển khai.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Nâng cao chất lượng phong trào học tập suốt đời

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, Hội Khuyến học huyện đã hướng dẫn cơ sở không chỉ tập trung bề rộng mà phải quan tâm chiều sâu, chú trọng chất lượng các mô hình học tập, phối hợp với ngành Giáo dục củng cố, nâng cao chất lượng của Trung tâm Học tập cộng đồng (HTCĐ), công tác dạy nghề cho người lao động. Đó là những điểm đổi mới huyện Lạc Sơn tập trung triển khai nhằm nâng cao chất lượng phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Hiệu quả việc hỗ trợ chuyên môn cho các trường vùng cao, vùng khó khăn

(HBĐT) -Đội ngũ giáo viên (GV) cốt cán trực tiếp về "nằm vùng” giảng dạy tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn hoặc tổ chức tập huấn theo cụm trên nền học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn cho các trường vùng khó khăn… là cách làm mới ngành GD&ĐT tỉnh triển khai được đánh giá mang lại hiệu quả rất thiết thực.


Trường PT DTNT THPT tỉnh: Quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh

(HBĐT) -Hơn 14 năm qua, khởi động cho 1 tuần học mới đối với hơn 700 học sinh (HS) trường PT DTNT THPT tỉnh không phải là tiết chào cờ nghiêm trang mà là "30 phút vàng” đầy hào hứng, sôi nổi. Bằng hình thức thể hiện sinh động, hấp dẫn, hoạt động ngoại khóa "30 phút vàng” đã chuyển tải được những thông tin cần biết, thông điệp có tính giáo dục cao đến HS nhà trường theo cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu nhất. Đây là một trong những hoạt động nổi bật mà trường PT DTNT THPT tỉnh đã triển khai hiệu quả để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS.


Nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới

(HBĐT) - Đội ngũ nhà giáo được xác định là nhân tố quyết định chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. Những năm qua, ngành giáo dục các địa phương đã chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết và tận tụy với nghề, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới.

Bộ trưởng GD&ĐT gửi thư chúc mừng các nhà giáo nhân dịp 20/11

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò quan trọng, đi đầu của đội ngũ giáo viên trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục