(HBĐT) - Ngày 12/2, Sở GD&ĐT đã có công văn số 206 về việc "chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học đề phòng chống dịch bệnh nCoV”. Theo đó, học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ bắt đầu trở lại trường từ ngày 17/2. Các nhà trường đã có sự chuẩn bị như thế nào cho việc đón học sinh quay trở lại học tập để có thể đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh nCoV (nay gọi là Covid-19)? Đó là vấn đề mà xã hội, các bậc phụ huynh đang quan tâm nhất hiện nay.


Trường TH&THCS Lạc Hưng (Yên Thủy) tiến hành vệ sinh, khử trùng toàn bộ trường lớp học, trang thiết bị đồ dùng dạy học trước khi học sinh trở lại trường.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Hiện ngành GD tỉnh ta có 541 trường học với 223.722 học sinh, sinh viên. Trong thời gian học sinh nghỉ học từ 3/2 – 16/2, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã tiến hành vệ sinh, phun khử trùng toàn bộ khuôn viên nhà trường, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học. Để duy trì nền nếp học tập, giáo viên đã giao nhiệm vụ, giao bài tập làm ở nhà cho học sinh thông qua tin nhắn, giao bài trực tuyến… đảm bảo việc tự học tại nhà của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc học sinh đi học lại theo lịch. Các đơn vị, trường học chủ động bố trí, sắp xếp lịch học bù phù hợp đảm bảo thời gian kết thúc năm học theo quy định tại Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hiện nay, ngành vẫn tiếp tục theo dõi, báo cáo nhanh hàng ngày và cập nhật thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh, kịp thời thông báo để cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên, các bậc cha mẹ học sinh biết để chủ động các biện pháp phòng, chống, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trường học là nơi tập trung đông người, nhất là trẻ nhỏ - kiến thức và kĩ năng phòng chống dịch bệnh còn nhiều hạn chế do đó thực tế là nhiều phụ huynh có sự băn khoăn, lo lắng nhất định khi con trở lại trường. Về vấn đề này, đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Sở đã chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, trường học chuẩn bị đồng bộ các biện pháp để đón học sinh, sinh viên, học viên trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về sức khỏe và tinh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, sớm ổn định tình hình và duy trì nề nếp dạy học. Đặc biệt là phải chủ động tuyên truyền ngay từ ngày đầu tiên trở lại học bình thường và vận dụng, lồng ghép kiến thức phòng, chống dịch bệnh với các nội dung chủ yếu như đeo khẩu trang đúng cách; súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, lưu ý cán bộ, giáo viên học sinh không khạc nhổ nơi công cộng, vứt bỏ khăn giấy che, lau mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế; giữ ấm cơ thể, tập thể dục đều đặn, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc vật nuôi, động vật hoang dã. 

Các nhà trường cũng được quán triệt việc phải tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.  Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà phòng rửa tay.

Đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết thêm: Về chương trình năm học, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch học bổ sung cho học sinh, sinh viên, học viên theo nguyên tắc phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định. Các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức học bổ sung cho học sinh, sinh viên, học viên một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trường hợp cần thiết, tổ chức một số buổi học bổ sung vào thứ bảy hoặc chủ nhật để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục. Thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin tình hình sức khoẻ của học sinh. Trong quá trình giảng dạy thấy các em học sinh, sinh viên, học viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở.....phải yêu cầu đeo khẩu trang bảo vệ và thông báo ngay cho cơ quan y tế, các cơ quan có liên quan để phối hợp, hỗ trợ, xử lý kịp thời theo quy định.
 
Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục