Theo Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT, trước diễn biến phức tạp của của Covid-19, đối với công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp năm 2020, các quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế đều phải đưa ra những giải pháp để ứng phó.


Kỳ thi THPT quốc gia tại Việt Nam năm 2019 (Ảnh: THUỶ NGUYÊN)

Cụ thể, kỳ thi A-level và IB đã bị hủy, thay vào đó là phương pháp tính điểm quá trình của học sinh. Kỳ thi thường dùng đề xét tuyển vào đại học của Mỹ như SAT và ACT cũng đã tạm hủy đối với háng 4 và 5.

Các nước cũng có nhiều giải pháp để xử lý tình huống, tuy nhiên cách thực rất đa dạng bởi việc tổ chức đánh giá kết quả tốt nghiệp và xét tuyển đại học khác nhau (xét tuyển hay tổ chức thi, thời gian thi, số lượng môn thi). Cục Hợp tác quốc tế đã tổng hợp kinh nghiệm của từ 19 quốc gia, vùng lãnh thổ, cho thấy có hai cách phổ biến đánh giá tốt nghiệp THPT.

Đó là, có kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, kết quả kỳ thi này có thể sử dụng để tuyển sinh đại học, như: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thái Lan, Indonensia, Malaysia, Nga, Hungary, Ucraina, Belarus. Vương Quốc Anh tổ chức kỳ thi A-Level, Pháp có kỳ thi Tú tài…

Nhiều quốc gia không có kỳ thi chung, các địa phương tổ chức riêng hoặc có phương án xét tốt nghiệp riêng: Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Đức.

Đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia, số lượng môn thi tương đối đa dạng. Như Hàn Quốc là 7+1, trong đó, 7 môn bắt buộc, 1 môn tự chọn); Ucraina 3 môn; Hungary 4+1; Thái Lan 5 môn. Ba môn: Toán, Văn học và Ngoại ngữ thường là bắt buộc và các môn khác có mặt trong kỳ thi thường là: Lịch sử, Địa lý, Sinh vật, Vật lý, Hóa học. Có một số nước ghép môn số nội dung/môn học thành môn khoa học tự nhiên và môn khoa học xã hội. Một số nước có các môn tự chọn là: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục…

Thời gian tốt nghiệp của các nước khá đa dạng, nhưng phần lớn kết thúc năm học vào tháng 5 hoặc tháng 6. Có một số ít nước kết thúc năm học vào cuối năm dương lịch và lịch học năm mới vào đầu năm như: Australia, New Zealand, Nhật Bản…Ở các quốc gia này, hoạt động đánh giá tốt nghiệp sẽ đỡ bị ảnh hưởng hơn bởi dịch Covid-19.

Đối với công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp năm 2020, khảo sát của Cục Hợp tác quốc tế cho thấy, có thể chia công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT thành bốn nhóm chính.

Nhóm hủy thi tốt nghiệp: Indonensia, Anh, Pháp. Các nước này lấy điểm của quá trình học tập, thí dụ như 5 học kỳ cuối.

Nhóm lùi thi tốt nghiệp: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Ucraina, Belarus, Hungary, Malaysia: Thời gian lùi từ 2 ngày đến 3 tháng tùy vào thời gian cách ly "giãn cách” xã hội. Có nước dự kiến chia kỳ thi quốc gia này thành hai đợt: đợt 1 cho những địa phương bị ảnh hưởng ít và đợt 2 cho các địa phương ảnh hưởng kéo dài (Trung Quốc, Ucraina).

Nhóm chưa có kế hoạch cụ thể (khả năng sẽ lùi): Belarus, Singapore (hủy kỳ thì giữa kỳ nhưng kỳ thi cuối năm kéo dài và kết thúc vào cuối tháng 11 đầu tháng 12)

Nhóm không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian tốt nghiệp và cách thức xét tốt nghiệp: Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Những nước này sẽ xét tốt nghiệp trên cơ sở kết quả học tập trong năm của học sinh và kết hợp với một bài kiểm tra hay thi cuối cùng để lấy điểm xét tốt nghiệp, như: Nhật Bản có kỳ thi tuyển sinh vào đại học tổ chức vào tháng 1 hoặc 2 hằng năm; Australia và New Zealand xét tốt nghiệp vào tháng 11 hàng năm.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Trao hơn 300 khẩu trang cho trường PT DTNT THPT tỉnh

(HBĐT) - Ngày 15/4, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh (Trung tâm) tổ chức trao trên 300 khẩu trang vải kháng khuẩn và dung dịch sát khuẩn cho giáo viên, học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh.

Trình hai phương án thi THPT quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ hai phương án thi THPT quốc gia, gồm: giảm môn thi và yêu cầu với học sinh hoặc không tổ chức kỳ thi.

Các trường ngoài công lập gặp khó thời đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Mọi hoạt động phải tạm dừng, không đủ năng lực tài chính để hỗ trợ cán bộ, giáo viên, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu đại dịch kéo dài. Đó là tình cảnh các trường học thuộc hệ thống giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đang gặp phải trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Xây dựng xã hội học tập theo lời Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước đã xóa xong nạn mù chữ, vì thế, vinh dự được nhận thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 1/1961. Trước đó, tháng 11/1948, Bác gửi thư khen ngợi "đồng bào và nam nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông” (nay thuộc thị trấn Ba Hàng Đồi - Lạc Thủy) thanh toán xong nạn mù chữ, trở thành địa bàn đầu tiên của tỉnh chiến thắng "giặc dốt”. Những lá thư của Bác như ngọn đuốc thắp sáng tinh thần hiếu học của các thế hệ người con Hòa Bình. Để từ đó, toàn tỉnh tích cực xây dựng xã hội học tập (XHHT) theo lời Bác Hồ dạy.

Bộ Giáo dục và Đào tạo báo động về kẻ xấu xâm nhập các lớp học online

Sáng 13/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra cảnh báo với các trường học về hiện tượng kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học, phòng học trực tuyến trong quá trình dạy học online.

Dạy học trực tuyến - Có sự chênh lệch giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn

Trong thời gian học sinh nghỉ học kéo dài do dịch COVID-19, tỉnh Cà Mau đã và đang nỗ lực khắc phục những khó khăn, chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo đủ điều kiện cho hơn 20.000 học sinh cuối cấp được học tập bình thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục