(HBĐT) - Tính đến tháng 8/2020, toàn tỉnh có 272 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 51,71% (tăng 18,41% so với năm 2015). Trong đó, có 113 trường mầm non (18 trường đạt chuẩn mức độ 2), đạt 50,9% (tăng 20,9% so với nghị quyết đại hội); 31 trường tiểu học (9 trường đạt chuẩn mức độ 2), đạt 83,7% (tăng 21,7% so với nghị quyết đại hội); 116 trường THCS, TH&THCS, đạt 50,43% (tăng 10,43% so với nghị quyết đại hội); 12 trường THPT, đạt 32,43% (tăng 6,63% so với nghị quyết đại hội). Xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tỉnh đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch.


Trường Tiểu học Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Trao đổi về kinh nghiệm trong xây dựng trường chuẩn quốc gia, lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy cho biết: Điều quan trọng nhất là phải tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của trường chuẩn quốc gia cho các bên liên quan. Trong đó, lưu ý nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở tiểu học. Làm cho phụ huynh, đặc biệt Nhân dân các dân tộc hiểu được sự cần thiết của xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuyên truyền, vận động để phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện cho con em đến trường, cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị của nhà trường, động viên giáo viên, học sinh dạy và học tốt. Đầu tư, tập trung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên các trường, hàng năm quan tâm, chú trọng tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp cho trường chuẩn quốc gia, để chất lượng đội ngũ đảm bảo các tiêu chí và duy trì bền vững. 

Thực hiện việc xây dựng trường chuẩn quốc gia có trọng tâm, trọng điểm, hàng năm, Sở GD&ĐT giao các phòng chuyên môn, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố căn cứ điều kiện CSVC nhà trường, nguồn kinh phí để lập kế hoạch nhu cầu mua sắm, bổ sung CSVC xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Sở GD&ĐT chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở địa phương, phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo, không để CSVC xuống cấp. Tích cực phối hợp với địa phương thực hiện đúng tiến độ, lộ trình xây dựng trường chuẩn. Chỉ đạo trường đạt mức độ 1 xây dựng kế hoạch, giải pháp tích cực để nâng cấp lên mức độ 2. Kịp thời công nhận trường đã cơ bản đạt chuẩn, đề ra yêu cầu bắt buộc với các cấp quản lý giáo dục và đề nghị các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư đồng bộ theo quy chế, hoàn tất nội dung chưa thật đáp ứng.

Thiết bị dạy học được trang bị thêm, đầy đủ, phong phú theo hướng hiện đại để các trường học có thể tổ chức tốt hơn hoạt động dạy học, hoạt động ngoài giờ. Tăng cường đầu tư, CSVC, thiết bị cho trường tiểu học đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học, cụ thể như: đầu tư xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp bán trú..., đồng thời, tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Đảm bảo đủ tỷ lệ 1 phòng học/lớp để bố trí dạy học 2 buổi/ngày; đủ nhà vệ sinh cho học sinh, nhất là những điểm trường lẻ. 

Thư viện nhà trường và thư viện tại lớp học được xây dựng theo mô hình thư viện thân thiện. Đây là một trong những điều kiện quyết định hiệu quả khai thác, sử dụng CSVC trường chuẩn. Thư viện được trang bị nguồn sách và tài liệu phong phú, đa dạng, phù hợp với học sinh thuộc khối lớp khác nhau, được sử dụng như một công cụ cần thiết cho việc phát triển kỹ năng đọc, viết, mở rộng hiểu biết của học sinh…

Nhìn lại chặng đường 23 năm thực hiện phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Có thể khẳng định, qua thực hiện phong trào, CSVC trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện, từ diện mạo bên ngoài đến chất lượng bên trong và các công trình, thiết bị. CSVC ngày càng hoàn thiện đã tác động tích cực đến quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả giáo dục của các nhà trường. Góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục, mà đã được cả hệ thống chính trị và Nhân dân các địa phương quan tâm thực hiện, ủng hộ. Nhiều xã, phường, thị trấn đã tăng "quỹ đất” cho các nhà trường để mở rộng khuôn viên, đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức cao về nhiệm vụ và trách nhiệm; nhiệt tình, tâm huyết, không quản khó khăn để huy động, duy trì số lượng học sinh và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được đẩy mạnh. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các nguồn lực huy động hỗ trợ cho giáo dục được sử dụng có hiệu quả. Các trường đạt chuẩn quốc gia đã khẳng định được chất lượng giáo dục, tạo được uy tín và niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các bậc phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội; xứng đánh là con chim đầu đàn trong phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt” của ngành Giáo dục tỉnh.


Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục