Chiều 7/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi lời chia buồn tới gia đình các em học sinh bị tai nạn tại Lào Cai, đồng thời yêu cầu địa phương này báo cáo về sự việc.

Liên quan đến sự việc cổng trường tại phân hiệu Bản Phung, Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, tình Lào Cai) bị sập khiến 3 học sinh tử vong,  ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Bộ GD&ĐT đã yêu cầu địa phương báo cáo sự việc, sớm có kết luận điều tra nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm này và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).


Hiện trường vụ việc thương tâm. Ảnh: TTXVN

Ông Phạm Hùng Anh cũng thông tin, ngay trong chiều nay, thông qua Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gửi lời chia buồn tới gia đình các em học sinh bị tai nạn, đồng thời đề nghị ngành Giáo dục Lào Cai thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình các em học sinh.

Trước đó, Báo Tin tức đã đưa tin, theo phản ánh của người dân sống gần khu vực cổng trường, trước khi vào học buổi chiều 7/9, nhóm học sinh gồm 6 em chơi đùa nhau và kéo đu cổng trường, bất ngờ cổng trường bị đổ sập. Cổng trường Tiểu học Khánh Yên Thượng là cổng sắt, cao khoảng 2m và có chấn song. 

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Văn Bàn đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo lực lượng chức năng đưa trẻ bị thương đi cấp cứu, động viên gia đình các nạn nhân, đảm bảo an ninh trật tự, khoanh vùng toàn bộ khu vực xảy ra vụ việc để lực lượng chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân.

Trao đổi thêm về việc đảm bảo an toàn cơ sở vật chất trường học, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất cho hay, thời gian qua, do một số công trình trường học được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, hư hỏng nên dẫn đến một số sự việc như: Sập nền nhà vệ sinh, sập sàn của phòng học, sập lan can…

Để đảm bảo an toàn, Bộ G&DĐT đã có công văn về việc cải tạo và bảo trì cơ sở vật chất trường học đảm bảo an toàn cho học sinh và nhiều văn bản, hướng dẫn khác liên quan đến đảm bảo an toàn trường học.  

Qua sự việc tại Lào Cai, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương triển khai nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về đảm bảo an toàn cơ sở vật chất trường học; tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dựng các trường học; kiểm tra việc cải tạo các công trình trường học đã xuống cấp.  

Đặc biệt, kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020 - 2021

(HBĐT) - Ngày 4/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020 – 2021 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Sẵn sàng cho năm học mới

(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018, cũng là năm học dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp. Từng bước khắc phục khó khăn, ngành GD và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển sinh, đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, tuyển dụng, luân chuyển giáo viên… chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới.

Ngày thi thứ nhất Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2: Tỉnh ta có 1 thí sinh dự thi

(HBĐT) - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2 – 4/9 diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2, tỉnh ta có 21 thí sinh đăng ký dự thi.

Trên 26.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 bắt đầu làm bài thi Ngữ văn

Sáng 3/9, 26.075 thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 bắt đầu làm bài với môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

(HBĐT) - Chỉ thị số 50-CT/TU, ngày 4/1/2019 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trong tâm ngành GD&ĐT cần quan tâm thực hiện, đó là phải xác định đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đóng vai trò quan trọng, là lực lượng thực thi các nhiệm vụ và chủ trương đổi mới, quyết định chất lượng giáo dục phổ thông. Do đó, phải thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và năng lực CBQLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, tiến tới 100% giáo viên phổ thông phải có trình độ từ đại học trở lên, có kỹ năng, phương pháp sư phạm. Ngoài ra, phải hết sức quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là người dân tộc thiểu số (DTTS), công tác tại các trường dân tộc bán trú (DTBT), DTNT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục