(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, bắt đầu từ lớp 1. Khác với mọi năm, năm học này học sinh lớp 1 được chọn học 1 trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) thay vì 1 bộ duy nhất như trước đây. Mỗi bộ SGK có giá thành khác nhau, việc chọn lựa vở bài tập, bộ đồ dùng học tập cho học sinh lớp 1 ở mỗi trường cũng khác nhau. Đó chính là lý do vì sao trên địa bàn tỉnh, cùng có con vào lớp 1 nhưng có gia đình phải tốn đến 820 nghìn đồng, nhưng có gia đình chỉ tốn hơn 280 nghìn đồng để mua SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập cho con.
Các chuyên gia và cán bộ quản lý, giáo viên trao đổi về bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Chương trình giáo dục phổ thông mới - thêm đầu sách, tăng giá sách giáo khoa
Bộ SGK lớp 1 trong chương trình GDPT mới gồm 9 hoặc 10 cuốn, sử dụng cho 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất. Giá các bộ sách từ 179.000 - 199.000 đồng. Trong khi đó, bộ SGK lớp 1 năm học 2019 - 2020 gồm 6 cuốn giá chỉ 54.000 đồng. Như vậy, nguyên tiền SGK của chương trình GDPT mới đã cao gấp gần 4 lần so với bộ SGK cũ. Ngoài việc tăng thêm 2 cuốn SGK là Hoạt động trải nghiệm và Giáo dục thể chất, giá bìa của tất cả các cuốn SGK của chương trình GDPT mới đều cao gấp 2 - 3 lần so với SGK lớp 1 cũ.
Tương tự như SGK, tất cả các loại vở bài tập của học sinh lớp 1 năm nay đều có giá bìa tăng cao gấp từ 2 - 3 lần so với vở bài tập của chương trình SGK cũ. Giá sách Tiếng Anh cũng khá cao, dao động từ 130 - 140 nghìn đồng, gồm SGK và vở bài tập.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng trường tiểu học Sông Đà, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Năm nay là năm đầu tiên triển khai chương trình GDPT mới, đặc biệt là việc áp dụng SGK mới khó tránh khỏi những băn khoăn trong phụ huynh. Do đó, ngay trong quá trình tuyển sinh, nhà trường đã tuyên truyền, giới thiệu đến phụ huynh về bộ SGK, vở bài tập và bộ đồ dùng học tập cho học sinh lớp 1. Giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đã phát cho mỗi phụ huynh học sinh 1 tờ kê có tên từng cuốn SGK, vở bài tập và bộ đồ dùng học tập, cùng giá thành chi tiết để phụ huynh chọn lựa. Phụ huynh có thể đăng ký mua tại nhà trường hoặc tự mua, nhưng do đặc thù của SGK lớp 1 năm nay mỗi trường chọn 1 bộ sách khác nhau, nên 100% phụ huynh lớp 1 đã đăng ký mua SGK cho con tại trường. Kèm theo bộ SGK của nhà trường lựa chọn có 15 cuốn vở bài tập, 2 cuốn sách Tiếng Anh và bộ đồ dùng học tập. Tuy nhiên, sau khi xem xét, chọn lựa, chúng tôi đã tư vấn cho phụ huynh có thể lược bớt 3 trong 15 cuốn vở bài tập. Như vậy, gần 100% phụ huynh học sinh lớp 1 của nhà trường đã đăng ký mua cho con bộ SGK giá 206 nghìn đồng, vở bài tập 186 nghìn đồng, sách Tiếng Anh 138 nghìn đồng, bộ đồ dùng học tập theo dự kiến ban đầu là 292 nghìn đồng; tổng khoảng 820 nghìn đồng. Như vậy, đối với trường tiểu học Sông Đà, toàn bộ chi phí cho SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 năm nay đắt gần gấp đôi so với năm học 2019 - 2020.
Vì sao mỗi trường một mức tổng tiền sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập?
Theo khảo sát, cùng trên địa bàn của 1 huyện, thành phố đến địa bàn toàn tỉnh, đối với mỗi trường khác nhau, phụ huynh bỏ ra một khoản tiền khác nhau cho SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập học sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021, dao động từ 280 - 820 nghìn đồng tùy trường. Đây là điều khá mới so với những năm học trước đây nên đã gây ra không ít băn khoăn trong dư luận, người dân, phụ huynh. Vậy, vì sao lại có thực tế này?
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Diễm, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT) cho biết: Triển khai chương trình GDPT mới, từ năm học 2020 - 2021 bắt đầu đối với học sinh lớp 1, ngân sách của tỉnh đã hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng kinh phí mua thiết bị dạy và học tối thiểu cho học sinh lớp 1 của 30 trường vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh. Huyện Đà Bắc đã trích ngân sách địa phương hỗ trợ mỗi trường có bậc tiểu học 100 triệu đồng để mua thiết bị dạy và học. Với những trường được hỗ trợ đồ dùng thiết bị dạy và học cho học sinh lớp 1, phụ huynh không phải tốn 1 khoản từ 130 - 290 nghìn đồng để mua bộ đồ dùng học tập cho con em mình. Ngoài ra, hiện trên địa bàn tỉnh mới có 36% trường triển khai dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1, như vậy, học sinh lớp 1 các trường học Tiếng Anh mất thêm khoảng 140 nghìn đồng tiền SGK và vở bài tập Tiếng Anh, những trường không học Tiếng Anh phụ huynh không mất khoản tiền này. Đây là 2 trong 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc số tiền các bậc phụ huynh phải bỏ ra để trang bị cho học sinh lớp 1 giữa các trường sẽ khác nhau.
Nguyên nhân thứ 3, cũng chính là vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi, phát sinh hiện nay là vấn đề chọn lựa sử dụng vở bài tập. Nếu như trong khoảng 15 cuốn vở bài tập được giới thiệu để sử dụng cho học sinh lớp 1, đa số các trường khu vực trung tâm TP Hòa Bình tư vấn cho học sinh sử dụng khoảng 10 - 12 trong 15 cuốn này, với mức giá thành khoảng 150 - 180 nghìn đồng. Tuy nhiên, tại các huyện sẽ ít hơn. Đồng chí Lại Anh Long, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Cao Phong cho biết: Để phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân địa phương, sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, đa số các trường trên địa bàn huyện đều tư vấn cho phụ huynh trước mắt chỉ đăng ký mua cho con 6 quyển vở bài tập cần thiết nhất, thuộc 2 bộ môn Toán, Tiếng Việt, tổng giá tiền hết khoảng 70 nghìn đồng. Trên địa bàn huyện Cao Phong, học sinh lớp 1 của xã Thạch Yên đã được hỗ trợ cấp phát bộ đồ dùng học tập, lại không học Tiếng Anh, tổng chi phí cho SGK, vở bài tập của học sinh lớp 1 chỉ hết khoảng 280 nghìn đồng.
Chương trình GDPT mới có nhiều đổi mới so với chương trình học trước đây, việc trang bị SGK, vở bài tập cũng có điểm khác biệt, do đó, các nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, vận động để người dân hiểu, đồng thuận thực hiện.
Dương Liễu
* Chủ động điều chỉnh phù hợp, kịp
thời trong quá trình giảng dạy
Qua quá trình nghiên cứu, chọn
lựa và cũng căn cứ vào điều kiện kinh tế thực tế của người dân địa phương,
nhà trường đã tư vấn cho phụ huynh trước mắt chỉ nên đăng ký mua cho con vở
bài tập Toán và Tiếng Việt. Vở bài tập là cần thiết, giúp học sinh thực hành,
ứng dụng những kiến thức đã học. Tuy nhiên, đối với các bộ môn Đạo đức, Mĩ
thuật, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, trước mắt phụ huynh chưa
đăng ký mua vở bài tập cho con thì giáo viên phải yêu cầu học sinh có 1 cuốn
vở bài tập, hoặc giáo viên phải làm phiếu bài tập cho học sinh. Nhà trường
cũng yêu cầu giáo viên sát sao với việc học của học sinh, kịp thời đánh giá
chất lượng, hiệu quả việc học của các em. Nếu nhận thấy việc không có vở bài
tập các môn học trên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học đối với học sinh lớp
1, nhà trường sẽ tổ chức họp phụ huynh, tiến hành tư vấn, tuyên truyền để phụ
huynh mua bổ sung những cuốn vở bài tập này cho con.
Năm nay là năm đầu tiên triển
khai chương trình GDPT mới, quan điểm của nhà trường là vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, thường xuyên trao đổi, học tập với các trường bạn. Nếu trong quá
trình triển khai, có vấn đề phát sinh sẽ điều chỉnh phù hợp, kịp thời ngay.
Nguyễn Văn Phương, Hiệu trưởng trường TH&THCS Tây Phong (Cao Phong)
Mỗi tỉnh chỉ nên có một bộ sách
giáo khoa chung
Việc triển khai mỗi trường 1 bộ
SGK hiện nay tôi thấy chưa thực sự hợp lý, gây nhiều băn khoăn cho phụ huynh
học sinh. Ví như khi con tôi chuyển trường mà 2 trường học những bộ SGK khác
nhau thì làm sau cháu theo học được ở trường mới? Mỗi trường 1 bộ SGK như vậy
thì việc kiểm tra, đánh giá sẽ như thế nào? Làm thế nào để đảm bảo tính công
bằng? Khi lên lớp 2, lớp 3 rồi bậc THCS, THPT sẽ học như thế nào? Nếu tiếp
tục mỗi trường 1 bộ SGK thì sau này thi tốt nghiệp THPT, thi vào cao đẳng,
đại học như thế nào?
Theo tôi, mỗi vùng miền như
Bắc, Trung, Nam có thể có 1 bộ SGK riêng cho phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa,
phong tục tập quán địa phương…, hoặc không thì mỗi tỉnh 1 bộ SGK riêng chứ
không cần thiết phải mỗi trường 1 bộ SGK riêng. Ngoài các vấn đề phức tạp phát
sinh, tôi nhận thấy việc sử dụng SGK như hiện nay là lãng phí. Trước đây, 1
bộ SGK, anh chị dùng rồi còn có thể để lại cho các em dùng, hoặc đóng góp vào
thư viện cho các bạn khó khăn mượn sử dụng, nhưng với sự thay đổi liên tục
như hiện nay thì SGK không thể sử dụng lại, lãng phí là rất lớn. Tỉnh ta mỗi
năm có khoảng 17.000 - 18.000 học sinh vào lớp 1, nếu không sử dụng lại được
SGK thì số tiền lãng phí mỗi năm lên đến khoảng 4 - 5 tỷ đồng. Đây là số tiền
không hề nhỏ với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như tỉnh ta.
Nguyễn Bảo Toàn, Tổ 5, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) |
Ngày 8/9/2020, Thứ trưởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành Văn bản số 3453/BGDĐT-GDTH gửi Giám đốc
các Sở GD&ĐT về việc "tăng cường quản lý việc trang bị SGK và tài liệu
tham khảo trong các cơ sở GDPT”.
Theo đó, nhằm tăng cường công
tác quản lý, kịp thời khắc phục những tồn tại trong việc trang bị SGK, tài
liệu tham khảo tại các các cơ sở GDPT phục vụ năm học 2020 - 2021. Bộ
GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở GDPT thực hiện
việc trang bị SGK theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, kịp
thời cho năm học 2020-2021.
Đối với tài liệu tham khảo,
thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 21/2014/BGDĐT, ngày 7/7/2014 quy định
về việc quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm
non, GDPT, giáo dục thường xuyên và Điều lệ trường học, trong đó, yêu cầu
tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh,
học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc; các cơ sơ sở GDPT
phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại
trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Sở
GD&ĐT tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở GDPT trong việc trang
bị SGK và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm. |
ần đầu tiên Ngô Quý Đăng - học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2020 với 36/42 điểm. Trong đó, Đăng làm trọn vẹn 5/6 bài toán của kì thi.
(HBĐT) - Ngày 25/9, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Trung tâm Chính trị TP Hòa Bình tổ chức bế giảng lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính hệ vừa học vừa làm khóa IX năm 2019- 2020. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Thành ủy Hòa Bình cùng 69 học viên của lớp là cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các xã, phường trên địa bàn TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất nhà trường mới được sửa chữa, nâng cấp khang trang, đồng chí Quách Thắng Cảnh, Hiệu trưởng trường PTDTNT THPT tỉnh cho biết: Nhà trường mới được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà đa năng, nhà ăn, sân vận động… với tổng mức đầu tư 29 tỷ đồng; sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp khu ký túc xá với tổng kinh phí 4,5 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 đã bắt đầu được gần 1 tháng, các trường cũng đã tiến hành họp phụ huynh và một trong những chủ đề "nóng” nhất hiện nay là các khoản đóng góp đầu năm học.
(HBĐT) - Ngày 22/9, Công đoàn Giáo dục Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm học 2019 - 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2020 - 2021.
(HBĐT) - Liên đoàn Lao động tỉnh, Cục Phục vụ ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao), Công đoàn Viên chức tỉnh phối hợp LĐLĐ huyện Đà Bắc vừa tổ chức thăm, tặng quà thầy, cô giáo và học sinh trường mầm non Tu Lý A (Đà Bắc) nhân dịp năm học mới.