(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 đã bắt đầu được gần 1 tháng, các trường cũng đã tiến hành họp phụ huynh và một trong những chủ đề "nóng” nhất hiện nay là các khoản đóng góp đầu năm học.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Để tránh những sai phạm, tiêu cực trong việc thu, chi tài chính đầu năm học 2020 - 2021, ngay sau ngày khai giảng năm học, Sở GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc thực hiện các khoản thu, chi đầu năm học. Trong đó nêu rõ các khoản thu theo quy định như học phí. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học phí được thu 10 tháng/năm. Học phí thu định kỳ hàng tháng, nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ, hoặc cả năm học. Khoản thu theo quy định thứ hai là tiền phí trông xe. Công văn cũng nêu rõ việc yêu cầu các đơn vị, nhà trường không thu phí dự thi, dự tuyển, quỹ xây dựng trường.

Đối với việc dạy thêm, học thêm, các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thu và quản lý tiền dạy thêm, học thêm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND, ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND, ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh sửa đổi Điều 7 của quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Năm học này, Sở GD& ĐT cũng quy định rõ khoản các nhà trường sẽ thu hộ theo quy định là BHYT, quỹ đoàn, đội. Ngoài ra, các khoản thu không bắt buộc là bảo hiểm thân thể, đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, cha mẹ học sinh (CMHS) có quyền chọn lựa tham gia hoặc không tham gia. Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, bảng tên, phù hiệu thì thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT, ngày 30/9/2009 của Bộ GD&ĐT quy định về mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Phụ huynh học sinh và Ban đại diện (BĐD) CMHS tổ chức việc may, hoặc mua đồng phục theo đúng quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.

Đồng chí Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết thêm: Đối với nguồn kinh phí thu theo thỏa thuận, các khoản thu thỏa thuận để phục vụ cho bản thân học sinh như: tiền bán trú, tiền ăn trưa đối với lớp học 2 buổi/ngày..., nhà trường tổ chức thu, nhưng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện sau: Dự toán chi tiết cho các khoản thu, chi; công khai với CMHS để thống nhất mục đích thu, chi; chỉ thu khi người nộp tự nguyện. Các khoản thu này phải theo dõi trên sổ sách kế toán theo quy định hiện hành. Tất cả các khoản thu sau khi thực hiện phải được quyết toán đảm bảo dân chủ, tự nguyện, công khai theo quy định.

Ngoài ra, đối với những khoản đóng góp của CMHS cho BĐD CMHS, tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa BĐD CMHS để thu các khoản ngoài quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011. BĐD CMHS chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của BĐD CMHS, không được thu tiền: bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh của nhà trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học; sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường. Việc thu, chi kinh phí của BĐD CMHS phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại cuộc họp toàn thể CMHS lớp và cuộc họp toàn thể BĐD CMHS trường.

Sở GD&ĐT cũng đã yêu cầu các đơn vị, nhà trường quản lý, sử dụng tất cả các khoản thu, chi sự nghiệp, nguồn tài trợ, biếu tặng... phải được niêm yết thông báo công khai, theo dõi, quản lý đảm bảo theo đúng quy định. Các đơn vị, nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế sử dụng quỹ. Quy chế này phải được thảo luận công khai, được sự nhất trí của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Hàng năm có sửa đổi, điều chỉnh quy chế phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị, nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.


Dương Liễu


Các tin khác


Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

(HBĐT) - "Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh học sinh, qua đó làm tốt công tác tuyên truyền đối với xã hội về giáo dục mầm non. Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” được triển khai kịp thời, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Sau 5 năm thực hiện (2016 - 2020), chuyên đề đã thu hút sự tham gia, ủng hộ của các lực lượng trong xã hội, tạo bước chuyển biến trong giáo dục mầm non về tăng cường các điều kiện cho hoạt động giáo dục của trẻ tại nhóm, lớp, làm thay đổi diện mạo các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh”. Đó là nhận định của đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Khởi công xây dựng nhà lớp học và nhà ở bán trú trường PTDTBT TH&THCS Thung Nai

(HBĐT) - Chiều 11/9, UB MTTQ tỉnh phối hợp Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình nhà lớp học và nhà ở bán trú trường PTDTBT TH&THCS Thung Nai (Cao Phong). Dự lễ khởi công có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh, huyện Cao Phong, Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và giảng dạy

(HBĐT) - Năm học 2019 - 2020, ngành GD&ĐT tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về công nghệ thông tin (CNTT). Điểm nổi bật trong năm học là đã thực hiện triển khai trải nghiệm sáng tạo khoa học công nghệ trên nền tảng Micro:bit và giáo dục STEM đến 47 trường tiểu học, THCS, TH&THCS. Đã có nhiều sản phẩm sáng tạo tham gia các cuộc thi, có 1 sản phẩm đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho thanh, thiếu niên toàn quốc.

Tạm đình chỉ lên lớp đối với cô giáo tát học sinh

Chiều 10/9, ông Phạm Văn Bắc, Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, ngay sau vụ việc cô giáo tát học sinh lớp 4 xảy ra ở Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, nhà trường đã có quyết định tạm đình chỉ đối với giáo viên này.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực giáo dục

(HBĐT) - Sách lậu là một vấn đề nan giải và ngày càng có nhiều hành vi sai phạm khó kiểm soát. Để phục vụ nhu cầu mua các loại sách cũng như đồ dùng học tập cho học sinh năm học 2020 - 2021, từ nhiều tháng qua, các đơn vị kinh doanh sách trong tỉnh đã chủ động đa dạng nguồn hàng, phong phú về mẫu mã, giá cả cạnh tranh, cam kết về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.

Thông tư mới về đánh giá học sinh Tiểu học - Vì sự tiến bộ của học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh Tiểu học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục