(HBĐT) - Những năm gần đây, tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng kết quả thi THPT của học sinh tỉnh ta vẫn nằm ở tốp cuối của cả nước. Nhìn thẳng vào những hạn chế đó, ngành Giáo dục (GD) nỗ lực từng bước khắc phục hạn chế, lấy lại niềm tin của phụ huynh và xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1962 - 20/11/2020), phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Bùi Thị Kim Tuyến, TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT về những quyết tâm của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT).



Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT kiểm tra việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình).

P.V: Nhìn thẳng vào chất lượng GD Hòa Bình những năm gần đây, xin đồng chí cho biết những hạn chế nào nổi lên cần được tập trung khắc phục?

Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến: Bên cạnh những kết quả đã đạt được phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, chất lượng GD tỉnh có sự chuyển biến chậm và có sự chênh lệch giữa các vùng. Chất lượng mũi nhọn bộc lộ những mặt hạn chế, chưa có giải pháp đột phá, dài hạn nhằm tạo bước chuyển biến tích cực. Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT vẫn còn thấp so với cả nước.

Tỷ lệ học sinh học tin học, ngoại ngữ chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước; chất lượng dạy và học bộ môn ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Việc triển khai dạy nghề phổ thông tại một số đơn vị, trường học còn hình thức, một số nghề chưa phù hợp, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch NTM.

Năng lực một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, do chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu, cập nhật những đổi mới của ngành, còn thụ động, chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa thực sự tâm huyết với nghề, Một số giáo viên tiếng Anh chưa đạt trình độ của cấp học. Trình độ, năng lực giáo viên chưa đồng bộ; một số trường vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, lực lượng giáo viên mỏng, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn còn hạn chế, nên gặp khó khăn trong việc nghiên cứu sách giáo khoa, phân tích và nhận xét theo các tiêu chí lựa chọn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiến độ dạy thực hành ứng dụng các bộ sách chưa đảm bảo. 

Tuy nhiên, 1 - 2 năm trở lại đây, chất lượng GDPT bắt đầu có những khởi sắc, cần được xã hội, Nhân dân ghi nhận. Cụ thể như kết quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt 95,15% (tăng 8,68% so với năm 2019), điểm trung bình môn đạt 5,72 điểm, tăng 1,02 điểm so với năm 2019. Những bước tiến này tuy chưa thực sự nổi bật, nhưng đó cũng là kết quả cho nỗ lực của toàn ngành GD Hòa Bình thời gian qua.

P.V: Đối diện với những hạn chế đó, ngành GD tỉnh đã và đang có những giải pháp gì để quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thưa đồng chí?

Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến: Trước tiên, chúng tôi xác định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng, là khâu then chốt, quyết định chất lượng GD&ĐT. Do đó, ngành sẽ thực hiện rà soát, đánh giá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách trung thực, khách quan, tránh nể nang; từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của người đứng đầu với chất lượng giáo dục của đơn vị; mạnh dạn thay thế cán bộ quản lý, bố trí công việc khác, hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tăng cường giáo viên giỏi, có trình độ, năng lực đến hỗ trợ giảng dạy ở những vùng khó khăn.

Quan điểm là các nhà trường sẽ rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học. Dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. 
Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên, gắn trách nhiệm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với bộ môn do mình dạy và lớp do mình chủ nhiệm. 

Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giảng dạy xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp THPT và được quán triệt thực hiện trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của ngành; tinh giản các cuộc thi để giảm áp lực cho giáo viên, học sinh phổ thông; xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực để đánh giá sự tiến bộ của từng tập thể, cá nhân, cũng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục của các cấp quản lý giáo dục.

Đối với giáo dục mũi nhọn, chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trên cơ sở bảo đảm giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh của các trường THPT, nhất là tuyển sinh vào trường THPT chuyên. Tiếp tục quan tâm xây dựng và phát triển trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, trường PT DTNT THPT tỉnh, là các trường trọng điểm cấp THPT làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, bồi dưỡng giáo viên; nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia. Đa dạng hóa phương thức đào tạo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Và cuối cùng là thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Ngành GD luôn mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành đoàn thể, nhất là sự đồng thuận của phụ huynh, Nhân dân, cùng chung tay từng bước nâng cao chất lượng GDPT tỉnh nhà.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

               Dương Liễu (TH)

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục