(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2022, trường Phổ thông thực hành chất lượng cao (PTTH CLC) Nguyễn Tất Thành (TP Hòa Bình) phấn khởi khi có một sân chơi mới với tên gọi sân chơi xanh - "Green Playground". Đáng chú ý đó là một chơi khác biệt so với các sân chơi thể chất thông thường.


Giáo viên và học sinh trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành (TP Hòa Bình) hào hứng vừa chơi vừa học tiếng Mường.

 Quan sát tổng thể có thể thấy đây là một sân chơi giáo dục theo phương châm lớp học vui vẻ và giáo dục tinh giản. Sân chơi được hình thành từ 4 hạng mục: Sân chơi thể chất, gồm các trò chơi như bập bênh, xích đu, đi qua cầu… được làm từ những vật liệu tái chế như lốp xe cũ. Tại vườn tái chế, học sinh có thể dùng các chai nhựa để trồng hoa treo lên giá gỗ đẹp mắt theo sự hướng dẫn của giáo viên. Yếu tố văn hóa địa phương được đề cao thông qua khu vực vườn cây thuốc nam và không gian văn hóa Mường tái hiện nhà sàn Mường, chiêng Mường, cọn nước… 

Sân chơi nằm trong dự án đa quốc gia ACES "Mô hình giáo dục lấy cộng đồng làm trung tâm để phát triển khả năng thích ứng xã hội: Học tập vui vẻ hướng tới một xã hội toàn diện, an toàn và kiên cường”. Dự án do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) của Chính phủ Anh tài trợ với sự tham gia của một số trường đại học các nước: Anh, Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Thực hiện dự án tại Việt Nam là trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Cô Lê Thị Thu Hương, trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành cho biết: Sân chơi được hoàn thiện với sự hỗ trợ của dự án ACES Việt Nam, đơn vị thiết kế thi công LBUM và sự ủng hộ, đóng góp của nhà trường, thầy Yves Perrin (Cộng hòa Pháp), các thầy, cô thành viên đề án truyền dạy tiếng Mường trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, đặc biệt học sinh cùng tham gia ý tưởng. 

Em Bùi Minh Châu, học sinh lớp 7, trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành chia sẻ: Em và các bạn trong lớp rất vui khi được tham gia cùng dự án ACES, đóng góp ý tưởng xây dựng sân chơi xanh tại trường. Chúng em rất hào hứng khi vừa được chơi các trò chơi, vừa được trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa dân tộc Mường. 

Sân chơi "Green Playground” là một điểm vui chơi, học tập và trải nghiệm thú vị, hữu ích cho học sinh. Đây là không gian tổ chức các hoạt động tái chế cho học sinh trải nghiệm để xây dựng một cộng đồng sống xanh, vì môi trường bền vững; là nơi để giáo viên tổ chức các giờ học ngoài trời, trong đó học sinh và thầy, cô cùng thiết kế, kiến tạo các hoạt động. 

Phó Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Thị  Bích Thủy, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trưởng đại diện dự án ACES Việt Nam cho biết: Dự án phát triển mô hình học tập vui vẻ, thúc đẩy hoạt động học tập thông qua các trò chơi để kích thích sự tò mò, tính chủ động nhằm phát triển tính sáng tạo, đồng kiến tạo, hướng tới xây dựng một thế hệ trẻ kiên cường, thích ứng tốt nhất với những biến đổi của xã hội. Mô hình sân chơi "Green Playground” tại trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành như một sân chơi mẫu, khi chứng tỏ được hiệu quả có thể nhân rộng ra các trường học trong toàn tỉnh. Kể cả những trường học ở vùng đặc biệt khó khăn cũng có thể xây dựng sân chơi này bởi tính cộng đồng, chung tay, góp sức, tái chế những vật liệu cũ, ít tốn kém. 

Cẩm Lệ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục