Giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng GDP cho đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ.
Các trường cao đẳng, trung cấp đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh. Ảnh: TTXVN.
Liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp, ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu của Chiến lược là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
Theo báo cáo từ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ; tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt khoảng 2,2 triệu người/năm, còn quá thấp so với nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề đặc biệt là kỹ năng nghề cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Theo các chuyên gia lao động, hiện nay kỹ thuật, kỹ năng hành vi và các kỹ năng mềm khác của lao động Việt Nam còn yếu. Năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế; các điều kiện đảm bảo chất lượng còn thấp. Bên cạnh đó, theo phản ánh của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn than khó trong công tác giáo dục văn hóa cho học sinh trường nghề.
Trong bối cảnh bình thường mới, hiện giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều thách thức, nhất là khi các trường đại học đang mở cửa đón thí sinh; các cụm, tuyến khu công nghiệp phát triển, thu hút lực lượng lao động trẻ đến làm việc mà chưa qua đào tạo nghề; việc sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách… ảnh hưởng đến công tác giáo dục nghề nghiệp.
Do đó, theo các trường cao đẳng, trung cấp, cần có sự liên kết đào tạo nghề giữa các địa phương; tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, tổ chức phân luồng học sinh bậc THCS, tăng ngân sách dành cho giáo dục nghề nghiệp, tổ chức các hội thảo về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, thậm chí các tỉnh cần thành lập Hội đồng giáo dục nghề nghiệp để tham mưu lãnh đạo tỉnh thực hiện tốt công tác giáo dục nghề nghiệp.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, giai đoạn tới, giáo dục nghề nghiệp vừa phải đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm; vừa đào tạo phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là ở nông thôn), vừa đào tạo lại cho người lao động trong doanh nghiệp để thích ứng với sự thay đổi, dưới tác động của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo Báo Tin tức
Trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đòi hỏi mỗi người phải nâng cao trình độ về mọi mặt, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, cần thiết phải phát động phong trào thi đua mang tầm cỡ quốc gia về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Tại Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2022 được tổ chức ngày 8/5, thông tin về tình hình đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, ông Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, tính đến ngày 8/5, đã có trên 688.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến thành công.
(HBĐT) - "Tuy ở nhà là một đứa trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng khi ra đường con trai tôi rất rụt rè, nhút nhát. Nhiều lúc, tôi không kiềm chế được tức giận, quát tháo con trước mặt nhiều người…” - đó là lời kể của chị Lê Thu Thuỷ, một người sống ngay kế bên nhà cha mẹ tôi. Theo chị Thuỷ, thật ra con trai chị vốn rất nhanh nhẹn, thông minh, thậm chí còn hoạt bát, cái gì cũng biết, khi ra ngoài chỉ thích đến những chỗ quen, chơi đùa với bạn quen, nói chuyện với người thân nhưng khi tiếp xúc với người lạ là ấp a ấp úng... Mặc dù chị Thuỷ luôn giáo dục, rèn luyện cho con sự tự tin ngay từ nhỏ nhưng nay đã hơn 4 tuổi, vậy mà sự nhút nhát của cu cậu chưa mấy cải thiện…
Theo báo cáo Tin tức Hoa Kỳ và Thế giới (US News & World Report) về kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021, Việt Nam xếp thứ 59.
(HBĐT) - Ngày 6/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Thủy về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Bộ Y tế vừa gửi văn bản góp ý phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho các học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.