(HBĐT) - Ngày 23/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Đà Bắc về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, UBND huyện Đà Bắc báo cáo tình hình thực hiện công tác GD&ĐT trên địa bàn huyện những năm gần đây và kế hoạch, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, toàn huyện có 47 trường công lập và 1 cơ sở mầm non tư thục trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện quản lý. Số trường học đạt chuẩn quốc gia tính đến thời điểm tháng 2/2022 là 25/47 trường (công lập), đạt53,19%. Tại khối các trường THPT, PT DTNT, Trung tâm GDNN-GDTX, có 6 đơn vị trường với tổng số 70 lớp và 2.240 học sinh, học viên.

Nhìn chung, những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến tích cực trong công tác GD&ĐT. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận giáo viênhạn chế; huyện còn thiếu cục bộ giáo viên, nhất là giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh và Tin học; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thôngmới; công tác xã hội hóa giáo dục đạt thấp vì điều kiện KT-XH nhiều khó khăn… Đây là những nút thắt cần tháo gỡ để huyện tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác GD&ĐT trong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều vấn đề chuyên môn, qua đó, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Đà Bắc thời gian tới. Về phía địa phương, UBND huyện đề xuất UBND tỉnh và các sở, ngành quan tâm đến việc thu hút, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lĩnh vực GD&ĐT; kiến nghị xem xét việc giao định mức giáo viên/lớp, học sinh/lớp phù hợp với đặc thù miền núi có nhiều điểm trường lẻ như Đà Bắc; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục vùng cao, nhất là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận nỗ lực vượt khó thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT của huyện Đà Bắc những năm qua. Đồng chí phân tích thêm những yếu tố chi phối chất lượng GD&ĐT, đề nghị huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng GD&ĐT thời gian tới.

Cụ thể, theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, huyện Đà Bắc cần quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch đã đề ra để phát triển GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, cần chú trọng rà soát, đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; chú trọng công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển quy mô trường, lớp học đến năm 2030 gắn với lộ trình xây dựng nông thôn mới và nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; quan tâm thực hiện các cơ chế đặc thù dành cho giáo dục vùng khó; đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới GD&ĐT…

Trao đổi làm rõ thêm các kiến nghị của huyện, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan tiếp tục xem xét, trình UBND tỉnh kế hoạch giải quyết. 

 

Khánh An


Các tin khác


Trao tặng Thư viện ước mơ cho 8 trường học tại tỉnh 

(HBĐT) - Ngày 19/5, tại TP Hòa Bình, Sở GD&ĐT tổ chức lễ ký kết biên bản tài trợ Thư viện ước mơ cho các trường học trên địa bàn tỉnh. 

Chọn trường sau tốt nghiệp THPT - bước “khởi nghiệp” quan trọng của học sinh lớp 12

(HBĐt) - Thời điểm này, cùng với quyết tâm ôn tập để đạt kết quả cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, các sĩ tử lớp 12 đang tìm hiểu thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh, hướng nghiệp để có những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai. Học nghề nào? Chọn trường nào? Đó là băn khoăn của nhiều học sinh trước khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022.

Hà Nội chật vật giảm sĩ số học sinh

Năm nào Hà Nội cũng nêu quyết tâm giảm sĩ số học sinh (HS)/lớp nhưng rồi năm nào cũng không thể thực hiện trong cơn lốc đô thị hóa.

Bối rối giữa ''ma trận'' phương thức tuyển sinh: Phụ huynh vào cuộc cùng con

Ngay từ khi Bộ GD-ĐT có dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, chị Dương Thục Trinh đã 'mất ăn mất ngủ' mấy ngày để nghiên cứu từng điểm mới rồi vào trang web của từng trường để nghiền ngẫm đề án tuyển sinh.

Hòa Bình có 16 học sinh tham dự sân chơi “Trạng nguyên Tiếng Việt” cấp quốc gia

(HBĐT) - Trong 2 ngày 14 – 15/5, tại Hà Nội đã diễn sân chơi "Trạng nguyên tiếng Việt” cấp quốc gia trên Internet dành cho học sinh tiểu học.

Mới có 24,5% lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ

Giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng GDP cho đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục