(HBĐT) - Tối 27/10, tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Thành đoàn Hòa Bình, Chi đoàn Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hòa Bình và Đoàn thanh niên nhà trường phối hợp tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ).



Phiên tòa giả định được tổ chức tại buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. 

Trên 800 học sinh, cùng cán bộ, giáo viên nhà trường đã được các cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân và òa án nhân dân TP Hòa Bình trao đổi, thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về xử lý các vụ việc liên quan đến BLHĐ; thực trạng các vụ việc BLHĐ diễn ra trên địa bàn thời gian qua; nguyên nhân và hậu quả của các vụ việc BLHĐ và các giải pháp phòng tránh...  

Trong chương trình tuyên truyền, học sinh, cán bộ, giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh đã được dự phiên tòa giả định được xây dựng dựa trên vụ việc có thật liên quan đến BLHĐ. Phiên tòa giả định có nội dung Bùi Đại Dương và Nguyễn Long An (đều SN 2005), là bạn học cùng lớp 10A7 trường THPT Thắng Lợi, TP Hòa Bình. Trong quá trình học tập, Dương nhiều lần có hành vi trêu ghẹo, bắt nạt, dọa dẫm làm ảnh hưởng tới tâm lý và học tập của An. Do nhiều lần vi phạm nên Dương bị thầy, cô giáo phạt và mời phụ huynh lên nhắc nhở. Dương cho rằng An chính là nguyên nhân dẫn đến việc mình bị kỷ luật. Sau đó, Dương đã có hành vi gây gổ rồi đánh vào đầu, gáy An. Do bị đánh vào chỗ hiểm làm An bị chấn thương nặng dẫn đến tử vong. Với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, tại phiên tòa xét xử, Bùi Đại Dương bị tuyên phạt mức án 5 năm 6 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích” với tình tiết "làm chết người” được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 của Bộ luật Hình sự.

Quá trình xét xử, HĐXX, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng đã phân tích lý do, nguyên nhân dẫn đến hành vi cố ý gây thương tích của bị cáo. Thông qua phiên tòa giả định, HĐXX đã khéo léo lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về các quy định của Bộ luật Hình sự, về các hành vi "cố ý gây thương tích”, BLHĐ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức về văn hóa, cách ứng xử trong thanh niên và học sinh. Đồng thời, đưa ra lời cảnh tỉnh, giáo dục với các em về hậu quả của BLHĐ cho bản thân, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, các em cũng nắm được quan điểm, hình thức xử lý và mức hình phạt đối với hành vi "cố ý gây thương tích” người từ đủ 16 tuổi trở lên (lớp 10) đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hành vi do mình gây ra.


M.H

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục