(HBĐT) - Dân tộc Việt Nam có truyền thống "Tôn sư trọng đạo”. Truyền thống tốt đẹp đó trở thành đạo lý cao cả, thiêng liêng và bất biến dù ở trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy.


Các thế hệ thầy, cô giáo và học sinh trường THCS Lê Qúy Đôn vui vẻ trò chuyện trong ngày hội ngộ

Dân tộc Việt Nam có truyền thống "Tôn sư trọng đạo”. Truyền thống tốt đẹp đó trở thành đạo lý cao cả, thiêng liêng và bất biến dù ở trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy.

Hàng năm, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được tổ chức, là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người đã và đang gắn bó với nghề dạy học, là dịp để lớp lớp học trò thể hiện lòng thành kính vô hạn với thầy cô, là dịp mà truyền thống "Tôn sư trọng đạo” được thể hiện sáng tỏ và rực rỡ nhất. 

Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật sự là ngày hội của tri ân, thắp sáng tinh thần "Tôn sư trọng đạo”. Hướng tới kỷ niệm 40 năm (1982 – 2022) ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều trường học đã tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng, trọng tâm là hoạt động tri ân đội ngũ thầy, cô giáo. Bên cạnh đó, không thể không kể đến hoạt động tri ân đội ngũ thầy, cô giáo. Bên cạnh đó, không thể không kể đến hoạt động tri ân của các thế hệ cựu học sinh dành cho mái trường và thầy cô thân yêu. Một miền ký ức đẹp đã cùng ùa về với họ trong các hoạt động dịp 20/11.

Cô giáo Văn Thị Mai trở về mái trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ theo lời mời của học sinh niên khóa 1999 - 2002. Dịp 20/11 năm nay, tròn 20 năm tốt nghiệp THPT, lứa học sinh sinh năm Giáp Tý phấn khởi tổ chức ngày hội khóa để tri ân các thầy, cô giáo. Cũng như hầu hết thầy cô từng dạy dỗ lứa học sinh này, cô giáo Văn Thị Mai đã nghỉ hưu và vui vẻ nhận lời học trò cũ để về thăm trường, thăm lớp, gặp lại lũ "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của cô. Ngày hội ngộ tràn ngập tiếng cười, vừa hân hoan vừa bồi hồi xúc động. Bao nhiêu ký ức lại ùa về. Trên tất cả và sau tất cả là sự lắng đọng của cảm xúc tri ân, là dạt dào niềm biết ơn vô hạn của học sinh dành cho thầy, cô giáo.   

"Những kỷ niệm xưa vẫn đong đầy như thôi thúc tôi cùng các bạn - những cánh chim bay mỏi khắp nơi tìm về với tổ ấm, tìm về với một thời hoa nắng hồn nhiên, vô tư mà rất đỗi yêu thương! Ở nơi này, các thầy cô yêu quý của chúng tôi vẫn luôn là các bậc cha mẹ mẫu mực, hết lòng hy sinh, tận tụy vì học trò…” - Một cựu học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) đã xúc động chia sẻ khi trở về thăm trường cũ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đó cũng là tâm trạng chung của rất nhiều cựu học sinh. Từ khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc, có những người đang định cư ở nước ngoài nhưng vẫn thu xếp thời gian trở về thăm trường xưa, lớp cũ, mong gặp lại thầy cô đã dạy dỗ năm nào. Những cái ôm chân tình, những bàn tay siết chặt, những đôi mắt đỏ hoe mặc dù miệng đang cười… Có rất nhiều cung bậc cảm xúc trong ngày thầy trò gặp lại nhau, đều không thể nói hết thành lời.  

Trong những ngày hội ngộ đầy cảm xúc như thế, có biết bao giọt nước mắt đã rơi, bao lời cảm ơn chân thành đã được nói, bao kỷ niệm đẹp đã ùa về? Tất cả đều đong đầy niềm kính trọng, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo - những người anh hùng vô danh đã lựa chọn "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, để gieo những hạt giống tâm hồn khắp nơi, thắp sáng tinh thần "Tôn sư trọng đạo”.


Khánh An

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục