Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mới trả lời kiến nghị của cử tri về việc bồi hoàn với học sinh du học bằng ngân sách Nhà nước nhưng học xong không trở về đóng góp cho đất nước.

Tỷ lệ thu hồi chi phí đào tạo đạt khoảng 40%

Cử tri tỉnh Lâm Đồng phản ánh: "Du học sinh (DHS) Việt Nam du học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước để về phục vụ đất nước. Tuy nhiên phần lớn các DHS sau khi tốt nghiệp đã ở lại nước ngoài sinh sống và làm việc. Vậy Nhà nước có thu hồi kinh phí đầu tư hay không? Tỷ lệ thu hồi đạt kết quả như thế nào? Đề nghị có giải pháp để thu hồi đạt kết quả cao nhất".


Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mới có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về việc học sinh du học bằng ngân sách Nhà nước nhưng không về nước

Về vấn đề này, văn bản trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: công tác tuyển sinh, cử đi học và quản lý du DHS được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2021/NĐ-CP ngày 25.9.2021 của Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật. DHS sau khi tốt nghiệp được trả về cơ quan công tác (đối với trường hợp có cơ quan công tác) và có trách nhiệm đóng góp cho đơn vị cử đi theo quy định.

Đối với trường hợp không có cơ quan công tác, một số sẽ xin tiếp tục ở lại nước ngoài học lên trình độ cao hơn, một số về nước sẽ được Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực của Bộ GD-ĐT giới thiệu việc làm hoặc giới thiệu về các cơ quan, địa phương, trường đại học đã cử DHS đi học có nhu cầu tuyển dụng.

Trường hợp DHS không hoàn thành khóa học, không thực hiện quy định của người được hưởng học bổng ngân sách Nhà nước phải thực hiện xét bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.

Đối với DHS có cơ quan công tác thuộc diện bồi hoàn chi phí đào tạo sẽ do cơ quan quản lý trực tiếp của DHS thực hiện xử lý và thu hồi chi phí; đối với DHS không có cơ quan công tác sẽ do cơ quan nhà nước cấp học bổng cho DHS thực hiện xử lý và thu hồi chi phí.

Bộ GD-ĐT cho biết: DHS được học bổng ngân sách Nhà nước do Bộ GD-ĐT quản lý về cơ bản học xong về nước, một số không hoàn thành khóa học hoặc đã tốt nghiệp nhưng xin thôi việc hoặc chuyển cơ quan công tác.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, trong danh sách DHS phải bồi hoàn hiện nay, tỷ lệ thu hồi chi phí đào tạo chỉ đạt khoảng 40%, do một số DHS không có khả năng hoàn trả hoặc xin hoàn trả dần.

 Đối với trường hợp chưa thu hồi được chi phí, Bộ GD-ĐT thường xuyên có văn bản nhắc nhở cơ quan quản lý trực tiếp của DHS, phối hợp các cơ quan có liên quan, Đại sứ quán Việt Nam nước sở tại, địa phương nơi DHS cư trú, cung cấp thông tin cho Cục A03 (Bộ Công an) để yêu cầu DHS bồi hoàn.

Đề xuất bổ sung chế tài xử phạt 

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất giải pháp thu hồi chi phí đào tạo đối với DHS học bổng ngân sách Nhà nước. Theo đó, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Cụ thể bổ sung quy định cho phép DHS hoàn trả chi phí theo nhiều đợt phù hợp hoàn cảnh của cán bộ, công chức, viên chức và đồng thời bổ sung thêm chế tài xử phạt đối với trường hợp không chấp hành quyết định bồi hoàn chi phí đào tạo.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, việc bổ sung các chế tài xử phạt cần có sự phối hợp của các cơ quan có liên quan. Sau khi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung, các đối tượng phải bồi hoàn khác được quy định tại các Nghị định số 143/2013/NĐ-CP, Nghị định số 86/2021/NĐ-CP sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, thống nhất.

 Ngoài việc bổ sung thêm quy định thu hồi chi phí đào tạo, theo Bộ GD-ĐT, cần có giải pháp thu hút DHS về nước công tác. Cần triển khai các cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương về trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức trẻ nói chung và đội ngũ du học nói riêng; cải thiện môi trường nghiên cứu, làm việc trong nước theo hướng hiện đại, công bằng, lành mạnh và bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi;

Ngoài ra,  Bộ GD-ĐT cũng đề nghị cần bố trí nguồn kinh phí thỏa đáng để thực hiện các chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài như trả lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện làm việc, xây dựng quy định hỗ trợ tài năng, khen thưởng, vinh danh, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ…

Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục