Bộ GDĐT vừa tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến chuyên gia về Dự thảo Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) mới điều chỉnh sau thử nghiệm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh, Trưởng Ban biên soạn Chương trình GDMN mới cho biết: Sau hai năm xây dựng và thử nghiệm chương trình tại 6 địa phương, Ban soạn thảo chương trình đã nhận được nhiều tham vấn, góp ý và tiếp thu ý kiến để có những điều chỉnh phù hợp hơn trước khi thử nghiệm chương trình trên diện rộng với 20 địa phương trong thời gian 3 năm sắp tới.
Theo Viện trưởng Lê Anh Vinh, chặng đường xây dựng, thử nghiệm, nghiệm thu chương trình được xác định là quãng thời gian cần có sự thận trọng lớn, phải có sự đánh giá trẻ mầm non phát triển về thể chất, phẩm chất, năng lực một cách toàn diện, khoa học. Đây cũng là chương trình mới, có nhiều thay đổi so với chương trình cũ vì vậy, chương trình vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên mầm non tại các địa phương thay đổi.
Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh phát biểu tại hội thảo.
Chia sẻ tại hội thảo, Chuyên gia giáo dục của tổ chức UNICEF Việt Nam Lê Anh Lan cho hay: Lắng nghe báo cáo về quá trình xây dựng và kết quả xây dựng Chương trình GDMN mới chúng tôi cảm thấy vững tin với chất lượng giáo dục mầm non trong tương lai. Trong chương trình mới, 4 phẩm chất và 6 năng lực có độ kết nối cao với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với xu thế hiện nay khi giáo dục trên toàn thế giới hướng đến phát triển kỹ năng của trẻ em và người học.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các đơn vị, tổ chức đã trao đổi, đóng góp ý kiến vào Dự thảo chương trình trước khi thử nghiệm trên diện rộng liên quan đến các nội dung như những vấn đề chung của giáo dục mầm non; chương trình giáo dục nhà trẻ; chương trình giáo dục mẫu giáo.
Theo VTV.VN
Trong bối cảnh số trẻ hàng năm tăng cao ở một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng trường, lớp mới là giải pháp căn cơ để giải quyết việc đảm bảo chỗ học cho học sinh. Khắc phục những khó khăn về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư, Thành phố đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trường học, đưa vào sử dụng hàng trăm phòng học mới hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Ngày 10/11, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hoà Bình tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 và kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023).
Ngày 9/11, tại hội thảo Chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ với chủ đề "Khai thác dữ liệu – Kiến tạo giá trị” do UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số nhất là giáo dục càng phải được quan tâm, nếu không sẽ bị tụt hậu.
Trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không ít lần trên mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh, nội dung sai sự thật hoặc không chính xác về sách giáo khoa khiến dư luận hoang mang, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia giáo dục khuyến cáo người dân nên thận trọng khi tiếp cận các nguồn thông tin không chính thống và không lan truyền những nội dung chưa được kiểm chứng, tác động tiêu cực tới quá trình dạy, học của thầy và trò các nhà trường.
Đáp ứng nhu cầu ăn bán trú, các trường học tại TP Hồ Chí Minh hiện thực hiện nhiều hình thức cung cấp bữa ăn cho học sinh tại trường.
Để đón đầu xu thế về nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, nhiều trường đại học đã bắt đầu tuyển sinh đào tạo ngành này. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực đòi hỏi các trường phải có cả năng lực và tiềm lực mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm (PTN), chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy, mạng lưới hợp tác...