Ngày 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH T.Ư Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình
Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên BCH T.Ư Đảng: Lại Xuân Môn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT cùng các phòng, ban chuyên môn của Sở.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, nền giáo dục nước ta có bước chuyển mạnh mẽ từ nặng lý thuyết, nhẹ thực hành sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc cho người học được chú trọng hơn; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng; chất lượng đội ngũ nhà giáo được nâng lên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quán triệt đầy đủ, sâu sắc và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng quan điểm coi GD&ĐT là "quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3, 4 tuổi.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập. Rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đảm bảo đủ trường, lớp học, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi.
Bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Đảm bảo ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế trong GD&ĐT. Khuyến khích các cơ sở GD&ĐT trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở GD&ĐT tiên tiến trên thế giới.
Các đại biểu kiến nghị tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều điểm trường, lớp ghép, thiết bị dạy học chưa được trang bị kịp thời... Ngoài ra, mong muốn trong thời gian tới lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp...
Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, trong đó tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; thực hiện nhất quán một chương trình có nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài công tác trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng...
Có cơ chế, chính sách đột phá thúc đẩy, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học theo các ngành Nhà nước cần ưu tiên phát triển thông qua việc hỗ trợ học bổng, cho vay tín dụng...
Hồng Trung
Ngày 11/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo khai mạc chương trình tập huấn chuyên môn về khảo thí cho các cán bộ, giảng viên, giáo viên trên cả nước. Sự kiện diễn ra theo thức trực tuyến gồm 76 điểm cầu với sự tham gia của 3.591 cán bộ đang công tác tại Bộ, 63 Sở Giáo dục và Đào tạo, 12 cơ sở giáo dục đại học và giảng viên, giáo viên đến hết ngày 17/12.
Từ khi Việt Nam tham gia Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) vào năm 2012, kết quả xếp hạng năm nay là thấp nhất, giảm bậc ở cả 3 lĩnh vực. Tuy nhiên, báo cáo của PISA nhận định, giảm điểm là tình trạng chung trong kết quả của cuộc khảo sát năm 2022.
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đến 63 tỉnh, thành phố.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sáu học sinh Hà Nội tham dự Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2023 tại Thái Lan đều giành huy chương, trong đó có 1 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Chiều 6/12, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã thăm và trao tặng máy tính cho Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Trường PTDT nội trú THPT tỉnh. Tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, Văn phòng Tỉnh uỷ, lãnh đạo Công ty cổ phần R&H Power.