Những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Lạc Thuỷ thực hiện đồng bộ giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, quản lý.
Các cơ sở giáo dục trong huyện đã quan tâm nhiều đến hoạt động viết SKKN, xem việc tham gia viết SKKN là quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Thông qua thực hiện SKKN và vận dụng vào thực tiễn dạy học đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2023, toàn huyện có 238 SKKN, trong đó có 74 sáng kiến được công nhận, đây là điều kiện để xét 74 cán bộ được nâng lương trước thời hạn.
Trường mầm non Đỗ Đình Thiện, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) có nhiều sáng kiến kinh nghiệm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Viết SKKN đã và đang trở thành một trong những hoạt động sôi nổi, rộng khắp ở các cấp học. Hoạt động này xuất phát từ thực tế dạy học được các thầy, cô giáo triển khai có hiệu quả mới đúc rút thành công trình báo cáo lên các cấp. Nhiều SKKN phải mất nhiều năm mới đúc rút được, nhưng cũng có những SKKN chỉ từ khía cạnh của một tiết học, một bài học cụ thể. Với nhiều thầy, cô giáo, SKKN không phải chạy theo phong trào mà là sự trăn trở để làm thế nào giáo viên dạy tốt hơn, học sinh học tốt hơn. Bởi, thành công từ các SKKN tốt không chỉ giúp học sinh tích cực hơn trong học tập, mà còn giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, việc viết SKKN còn nhiều hạn chế, bất cập. Cô giáo Lê Thị Hằng, Trường mầm non Yên Bồng với sáng kiến "Giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi mầm non xã Yên Bồng” cho biết: Viết SKKN cần phải tìm tòi, đào sâu suy nghĩ nội dung cần viết, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn. Nhưng với cách làm hiện nay, việc viết SKKN vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, không nên quá cứng nhắc khi lấy kết quả của việc viết SKKN để đưa vào tiêu chí bình xét thi đua, nhất là ở cấp học mầm non, khi đội ngũ giáo viên còn thiếu, thời gian chăm sóc, giáo dục trẻ trên lớp chiếm phần lớn nên không còn nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, đầu tư viết SKKN theo đúng yêu cầu phải có sự đổi mới, sáng tạo...".
Theo quy định và hướng dẫn xét thi đua hàng năm của ngành Giáo dục, SKKN là một trong những tiêu chí quan trọng để bình xét các danh hiệu thi đua. Điều này cũng đồng nghĩa với việc viết SKKN là một tiêu chí bắt buộc với cán bộ quản lý và giáo viên nếu muốn có danh hiệu thi đua, nhất là danh hiệu "chiến sỹ thi đua”. Nhiều giáo viên cho rằng, quy định này đã tạo không ít áp lực cho cán bộ, giáo viên. Bên cạnh những cán bộ, giáo viên tâm huyết, có những SKKN hay cũng có không ít trường hợp làm chỉ để đáp ứng điều kiện xét thi đua nên đã sao chép SKKN hoặc làm cho có. Chính vì vậy, dù mỗi năm có không ít SKKN được đánh giá xếp loại, nhưng để áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả quản lý thì không nhiều.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Ngành Giáo dục cũng như những ngành nghề khác đều cần có những sáng kiến, cải tiến mới để tạo khâu đột phá. Có những sáng kiến làm cho hệ thống quản trị giáo dục hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, có sáng kiến làm cho nền giáo dục cởi mở, sáng tạo hơn. Qua những sáng kiến hay, thầy cô thay đổi cách tiếp cận học sinh, từ đó đưa ra cách giáo dục tốt nhất cho các em. Đây cũng là sự đóng góp tích cực của các thầy cô vào sự nghiệp "trồng người”. Thời gian tới, ngành Giáo dục cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm thay đổi toàn diện hoạt động viết SKKN, đưa hoạt động này đi vào nền nếp, thực chất, hiệu quả hơn, để SKKN thực sự là những tri thức, kỹ năng, phương pháp điển hình mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, dạy và học.
Đinh Thắng
Ngày 28/12, Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn (2009 - 2023). Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với vùng đồng bằng, thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở địa bàn khó khăn. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú là một trong những biểu hiện của sự quan tâm này.
Ngày 22/12, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã tổ chức vòng chung kết cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp" lần thứ I, năm 2023.
Chiều 21/12, UBND thành phố Vinh (Nghệ An) yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn thành phố rà soát lại cơ sở vật chất.
Năm 2023 là năm thứ 10, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.
Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đề nghị các trường lắp camera giám sát bữa ăn bán trú, sau vụ học sinh phải ăn mì tôm chan với cơm ở trường Hoàng Thu Phố 1.