Với quan điểm GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, tỉnh ta đã ưu tiên, huy động mọi nguồn lực cho phát triển GD&ĐT. Đồng thời, toàn ngành đã nỗ lực khắc phục khó khăn để đưa sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh có những chuyển biến căn bản, toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt loại xuất sắc.
Thầy và trò Trường TH&THCS An Lạc, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) thi đua dạy tốt, học tốt.
Kết quả nổi bật thời gian qua là ngành triển khai thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới và tài liệu giáo dục địa phương các khối lớp 3, 7, 10 hiệu quả, đảm bảo tiến độ, đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Kết quả đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉnh Hòa Bình đạt 99,31%, kết quả này tiếp tục cho thấy sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục THPT của tỉnh. Năm học 2022 - 2023, tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT, tỉnh đoạt 28 giải, tăng 5 giải so với năm học trước. Thống kê trong 3 năm trở lại đây, chất lượng giáo dục của tỉnh tăng 29 bậc, nằm ở tốp giữa so với cả nước. Đặc biệt, một số trường học có dự án tham gia các cuộc thi quốc tế đoạt giải cao.
Toàn tỉnh có 305/516 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Công tác xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm; kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập đều đạt và vượt kế hoạch. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 2 và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, THCS mức độ 2...
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT, để đạt được những kết quả quan trọng trong năm học 2022 - 2023 là do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển GD&ĐT, xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD&ĐT được quan tâm, chú trọng.
Năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và thực hiện chủ đề năm học "Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng GD&ĐT”.
Với những định hướng rõ nét, ngành đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục QP-AN, giáo dục thể chất, bảo đảm an toàn trường học; hội nhập quốc tế trong giáo dục và đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GD&ĐT. Bên cạnh đó, ngành coi trọng thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp. Tiếp tục chăm lo giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp...
Theo đánh giá, những chính sách dành cho sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh ngày càng được hoàn thiện. Nhờ đó, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông…
Nhằm tiếp tục huy động nguồn lực phát triển GD&ĐT bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục, bao gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực ngoại ngữ, tin học, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực của sự nghiệp phát triển KT-XH, UBND tỉnh đã có Quyết định số 275/QĐ-UBND về ban hành Đề án "Tăng cường nguồn lực phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2023 - 2030”.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của đề án là tập trung rà soát, quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục, giảm điểm trường lẻ và lớp ghép; phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, củng cố hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phấn đấu đến năm 2025, trên 82% trường có đủ phòng học, phòng học bộ môn và thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu các cấp học, 61% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia… Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, quan tâm giáo dục dân tộc và học sinh khuyết tật học hòa nhập; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống lịch sử, đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế. Bảo đảm đủ số lượng giáo viên với cơ cấu hợp lý ở các cấp học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, đến năm 2030.
Hồng Trung
Năm 2023 là năm thứ 10, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.
Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đề nghị các trường lắp camera giám sát bữa ăn bán trú, sau vụ học sinh phải ăn mì tôm chan với cơm ở trường Hoàng Thu Phố 1.
Chiều 18/12, gần 700 đại biểu đại diện cho 1,7 triệu hội viên, 2,1 triệu sinh viên trong và ngoài nước có mặt tại Hà Nội, tham dự ngày hội lớn của sinh viên Việt Nam.
Trước khó khăn về điều kiện dạy học và tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Ngoại ngữ, một số cơ sở giáo dục ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ trường học ở vùng cao.
Nghị quyết 29-NQ/TW yêu cầu ngân sách cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên thực tế triển khai chưa đạt được điều này.
Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Nghị quyết 29), kết nối tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.