Từ ngày 9-10/5, phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức Cuộc thi sáng tạo sản phẩm giáo dục STEAM năm học 2023-2024 nhằm đánh giá các trường về kết quả tổ chức dạy, học các môn học và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật của học sinh; chào mừng kỷ niệm 11 năm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013-18/5/2024); 94 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo sản phẩm giáo dục STEAM năm học 2023-2024 huyện Lạc Sơn chấm giải đội thi.
29/29 trường trong huyện đã có sản phẩm dự thi với 64 sản phẩm STEAM và 8 đội thi robot. Cuộc thi đã diễn ra theo đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp. Quá trình tổ chức cuộc thi, Ban tổ chức nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của 16 đơn vị đồng hành và các nhà tài trợ, đặc biệt có sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Liên minh STEM từ Thủ đô Hà Nội, tạo cơ hội, sân chơi bổ ích cho học sinh được trải nghiệm STEM. Tổng kinh phí hỗ trợ, tài trợ cho cuộc thi là 43 triệu đồng. Tất cả số tiền tài trợ được chi thưởng công khai trực tiếp cho 64 sản phẩm STEAM và 8 đội thi robot.
Kết thúc cuộc thi, phòng GD&ĐT huyện đã ban hành quyết định khen thưởng. Cụ thể, 3 giải nhất gồm các sản phẩm: Phầm mềm vui học Lịch sử lớp 5 của Trường TH&THCS Văn Nghĩa; Điều khiển thiết bị trong gia đình bằng giọng nói sử dụng trí tuệ nhân tạo AI của Trường TH&THCS Mỹ Thành; đội thi Robot Mỹ Thành của Trường TH&THCS Mỹ Thành. Ban tổ chức cũng đã trao 5 giải nhì, 10 giải ba, 20 giải khuyến khích cho các sản phẩm dự thi và các đội thi robot. Tổng trị giá giải thưởng của phòng GD&ĐT huyện 9,4 triệu đồng. Hội Khuyến học huyện cũng trao các giải thưởng, tổng trị giá 7 triệu đồng. Tổng số tiền khen thưởng và hỗ trợ cho các sản phẩm dự thi và các đội thi robot 52,4 triệu đồng.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, số lượng sản phẩm dự thi của các trường tăng, đa dạng, phong phú hơn năm học trước. Nhiều sản phẩm đã được thử nghiệm thực tế, có tính ứng dụng cao, nguồn nguyên liệu tái chế, sẵn có tại địa phương, tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao. Các sản phẩm đã được vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học mà học sinh đã được tìm hiểu. Một số sản phẩm có sự đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
H.T
Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.
Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?
Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.