Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.
Tính đến cuối tháng 5/2024, toàn huyện có 592 thí sinh đăng ký dự thi, gồm 568 học sinh học lớp 12 năm học 2023 - 2024 và 24 thí sinh tự do. Trên địa bàn huyện không có thí sinh được miễn thi hoặc đặc cách tốt nghiệp THPT.
Để đảm bảo kỳ thi đạt kết quả cao, bên cạnh các nhiệm vụ khác, huyện tập trung công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt kịp thời, đầy đủ, chính xác về mục đích, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của kỳ thi; những điểm thay đổi (nếu có) trong tổ chức thi, các quy định, thông tin cần thiết về kỳ thi và công tác tuyển sinh; giải đáp đầy đủ, kịp thời băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến kỳ thi; quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 đến thí sinh và người dân…
Theo đồng chí Bùi Thị Hồng Anh, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua phòng đã đôn đốc công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT bảo đảm tuyệt đối an toàn, trung thực, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm quy chế; đề xuất xem xét giải quyết những kiến nghị về công tác tổ chức thi của các đơn vị, nhà trường.
Tham gia triển khai công tác tổ chức thi, Huyện Đoàn Đà Bắc phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện chương trình "Đoàn viên, thanh niên tình nguyện", "Tiếp sức mùa thi", chỉ đạo Đoàn thanh niên các xã, thị trấn hỗ trợ thí sinh khó khăn trong đi lại, ăn, ở tại địa phương mình và tại các địa điểm tổ chức thi.
Trung tâm Y tế huyện chỉ đạo trạm y tế xã có điểm thi chủ động phối hợp các trường THPT xây dựng phương án để đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chuẩn bị phương tiện, các loại vật tư thiết yếu và cơ số thuốc phù hợp đáp ứng yêu cầu chữa trị, chăm sóc y tế; có phương án hỗ trợ đảm bảo an toàn thực phẩm và đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh; kịp thời xử lý tình huống khi có dịch bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra; cử cán bộ làm nhiệm vụ chăm sóc y tế tại các điểm thi.
Lực lượng Công an huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại các điểm thi trong suốt quá trình tổ chức kỳ thi; cử cán bộ thường trực tại điểm thi; tham gia vận chuyển đề thi, bài thi đảm bảo đúng quy chế; có biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm quy chế thi của cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia coi thi và thí sinh dự thi; chủ động nắm bắt, kịp thời xử lý hiện tượng tiêu cực như tung tin thất thiệt, bán đề giả, đưa tài liệu vào phòng thi, đe dọa cán bộ coi thi...; tăng cường lực lượng Cảnh sát giao thông tại các nút giao thông có khả năng ùn tắc để giữ gìn trật tự an toàn giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông tại các tuyến đường thí sinh đi thi và tại các địa điểm tổ chức thi.
Các đơn vị chức năng phối hợp cơ quan có liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp, nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn, nghỉ trên địa bàn huyện đảm bảo bình ổn giá cả dịch vụ ăn, nghỉ; nếu có thể giảm giá hoặc miễn phí cho thí sinh dự thi.
Cùng với đó, huyện chỉ đạo đảm bảo cung cấp điện lưới ổn định phục vụ cho các hoạt động của kỳ thi; có phương án dự phòng, kịp thời khắc phục sự cố không để ảnh hưởng đến công tác tổ chức kỳ thi; có phương án cụ thể xử lý các tình huống thiên tai bất thường liên quan đến mạng lưới giao thông phục vụ kỳ thi; không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về đi lại. Đồng thời, cảnh báo kịp thời về tình hình thiên tai, lũ bão trên địa bàn; phối hợp UBND các xã, thị trấn, cơ quan có liên quan chốt chặn tại các địa điểm sạt lở, lũ... để hỗ trợ học sinh đến điểm thi an toàn; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong những ngày tổ chức kỳ thi.
UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể, trưởng thôn, xóm, khu dân cư có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh học sinh quan tâm, tạo điều kiện để học sinh tập trung ôn tập và tham gia thi đầy đủ, đạt kết quả cao. Riêng đối với UBND xã Yên Hòa, Mường Chiềng và thị trấn Đà Bắc là những địa phương đặt địa điểm thi chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương phối hợp các trường THPT làm tốt công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, chỗ ăn, nghỉ cho cán bộ, giáo viên và thí sinh tham dự kỳ thi; cử cán bộ tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho các điểm thi; chỉ đạo các nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh có phương án tổ chức đưa đón, bố trí, sắp xếp chỗ ăn, nghỉ cho thí sinh trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi đảm bảo an toàn, đúng quy chế.
Hồng Trung
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành. Đa số thí sinh nhận định đề thi các môn bám sát chương trình THCS nhưng có độ khó nhất định và có sự phân hóa cao.
Làm tốt công tác chuẩn bị.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nội dung giáo dục địa phương được áp dụng thực hiện từ lớp 1-12 nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương và giúp học sinh vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương đang phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Bạo lực học đường là câu chuyện không mới, thế nhưng, tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn cảm xúc và thậm chí có hành vi hủy hoại bản thân.
Ngày 8/6 - ngày thi cuối cùng Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 các môn thuộc hệ chuyên và chất lượng cao tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh được đánh giá nghiêm túc, an toàn.
Sau khi kết thúc đợt thi chung 3 môn (Ngữ Văn, tiếng Anh, Toán) tại Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, từ chiều 7/6, gần 1.400 thí sinh tỉnh Hoà Bình tiếp tục bước vào thi các môn chuyên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và các môn chất lượng cao Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.
Hôm nay (8/6), Hà Nội có 105.911 thí sinh bước vào môn thi đầu tiên Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.