Ngày 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc lấy ý kiến rộng rãi dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT. Điểm khác biệt trong dự thảo lần này là bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10, việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương.


Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội.

Năm học 2024-2025 là năm khép kín chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Năm học này thi tuyển sinh lớp 10 THPT và thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để các địa phương có căn cứ triển khai chuẩn bị cho các kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã dự thảo và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi xã hội về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.

Để đảm bảo thống nhất và quan điểm tổ chức kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, Bộ GD&ĐT sẽ quy định chung việc thi vào lớp 10 bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp. Dự kiến 3 phương thức, 3 môn thi với tuyển sinh THPT.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT, gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương.

Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và lựa chọn phương thức. Đối với việc tổ chức thi tuyển, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, dự thảo Quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.

Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ ba có sự thay đổi qua các năm, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Bài thi tổ hợp các môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.

Về thời gian thi, dự thảo Quy chế quy định Ngữ văn là 120 phút; Toán là 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba là 60 phút hoặc 90 phút; bài thi tổ hợp là 90 phút hoặc 120 phút. Nội dung thi tuyển sinh lớp 10 THPT nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9.

Dự thảo Quy chế cũng Quy định khung một số yêu cầu về việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và công bố kết quả, điểm chuẩn, chế độ tuyển thẳng, chế độ ưu tiên… để bảo đảm chất lượng, an toàn trong tổ chức kỳ thi tại các địa phương.

Theo kế hoạch, việc ban hành Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ sớm hơn 3 tháng so với những năm trước. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, giáo viên, học sinh trong quá trình dạy - học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Banguyên tắc cốt lõi xây dựng dự thảo Quy chế Dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT được xây dựng từ 3 quan điểm, nguyên tắc cốt lõi: Gọn nhẹ, không gây áp lực và tốn kém; thúc đẩy hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục toàn diện, để học sinh có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đủ điều kiện để tiếp tục học lên THPT;Bộ GD&ĐT ban hành quy định khung quy chế, bảo đảm mặt bằng chung để phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong kiểm tra, thanh tra, đánh giá, phân cấp, phân quyềntrách nhiệm của các Sở GD&ĐT.

Dự kiến, phương thức tuyển sinh THCS theo hình thức xét tuyển. Trường hợp trường THCS có số học sinh đăng kí vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì được thực hiện tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học hướng dẫn việc tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Gần 8.900 cơ sở giáo dục trung học có ý kiến về nội dung dự kiến sửa đổi.

Trước khi công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT lấy ý kiến rộng rãi xã hội, Bộ GD&ĐT đã gửi lấy ý kiến của 63 Sở GD&ĐT và các trường THPT trong cả nước về một số nội dung của Quy chế. Đến ngày 7/10/2024 đã có 63 Sở GD&ĐT gửi ý kiến góp ý các nội dung về tuyển sinh THCS và THPT; đã lấy ý kiến của 8.898 cơ sở giáo dục trung học tại 63 tỉnh/thành phố, trong đó có 8.267 ý kiến đồng ý với các nội dung dự thảo, chiếm 92.9%; có 631 ý kiến có đề nghị bổ sung.

Có 60/63 Sở GD&ĐT đồng ý phương án 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và cho rằng điều này phù hợp thực tế và giảm áp lực. Dự kiến, Thông tư Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ được hoàn thiện và ban hành trước 31/12/2024.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Thiết thực phong trào tiết kiệm nuôi lợn nhựa khuyến học

Những năm qua, Hội Khuyến học các cấp huyện Cao Phong triển khai thực hiện nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài, nổi bật là phong trào tiết kiệm nuôi lợn nhựa. Phong trào được triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực.

91 người bị loại khỏi danh sách xét giáo sư, phó giáo sư

Trong 673 người được đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành loại 91 người.

Thanh Hóa khắc phục việc ghi nhầm điểm của thí sinh, xử lý trách nhiệm liên quan

Ngày 9/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa có báo cáo giải trình sự việc ghi nhầm điểm của thí sinh C.T.H, phòng thi số 6 Trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong cùng kết quả khắc phục, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan.

Đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh

Bước vào năm học mới, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT) đối với học sinh, nhất là trong tháng cao điểm học sinh đến trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội trả lời về việc sinh viên học quân sự ăn thức ăn thừa

Đại học Bách khoa Hà Nội dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại cho tân sinh viên đang học Quốc phòng An ninh liên quan đến phản ánh sinh viên học quân sự phải ăn thức ăn thừa.

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 

Sáng 5/10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Đề án 587 phối hợp Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ bế giảng Lớp Bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh KĐ24.03 cho 51 cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục