Không tuyển được sinh viên, nhiều ngành có nguy cơ sẽ phải đóng cửa “Một số ngành nhu cầu xã hội rất cần nhưng những năm gần đây tuyển sinh rất khó”- ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, cho biết.

Thực trạng này cũng xảy ra ở nhiều trường ĐH, CĐ, thậm chí do không tuyển được sinh viên nên nhiều ngành có nguy cơ phải đóng cửa.


Vì tên ngành không “hot”?


Theo ông Nguyễn Văn Thư, TPHCM đang khởi công công trình đường sắt metro nhưng hiện nay tại TPHCM chưa có một kỹ sư nào về lĩnh vực này. Theo ban quản lý công trình, mỗi năm cần phải đào tạo 200 kỹ sư mới đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Do đó, 2 năm nay, Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM mở ngành xây dựng đường sắt metro để đào tạo nhưng việc tuyển sinh rất khó khăn. Theo ông Thư, phải dựa vào xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, trường mới tuyển được 60 chỉ tiêu dù điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn.


Ngoài ra, ngành quản trị logistic cũng là một ngành rất cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập thế giới, là cách tiếp cận hiện đại kết nối giao thương hàng hóa, vận chuyển hàng hóa. Đây là một ngành học dễ có cơ hội tìm việc làm. Tuy nhiên, ông Thư cho biết ngành học này hằng năm nhận được ít hồ sơ.

Bên cạnh đó, ngành công trình thủy cũng là một ngành rất cần thiết ở bất kỳ huyện, xã nào nhưng việc tuyển sinh cũng hết sức khó khăn. “Có thể đây là những ngành có tên không “hot” nên khó thu hút thí sinh”- ông Nguyễn Văn Thư nhận định.


Học sinh Trường THPT Đồng Nai  tham quan Khoa Công nghệ Thực phẩm
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: N.HỮU


Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết những năm gần đây thí sinh đổ dồn vào các ngành điện, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng trong khi các ngành được đánh giá nhu cầu xã hội rất cần như công nghệ môi trường, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật nhiệt – điện lạnh, kỹ thuật công nghiệp lại khó khăn trong tuyển sinh. Trong khi đó, sinh viên các ngành này ra trường đều có việc làm ngay.

Tuy nhiên, hằng năm, các ngành trên có ít hồ sơ đăng ký và trường đều phải tuyển NV2 mới đủ chỉ tiêu và điểm chuẩn thường chỉ cao hơn điểm sàn 1-2 điểm.


Ông Nguyễn Ngọc Tân, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing, cũng cho biết 2 chuyên ngành tin học ứng dụng trong kinh doanh, tin học ứng dụng trong thương mại điện tử những năm qua ít thu hút thí sinh hơn các ngành học khác dù đây là những lĩnh vực rất cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay và cơ hội tìm việc làm rất cao.


Cần hiểu đúng về ngành nghề


Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, một số ngành như cơ khí nông lâm, lâm nghiệp, cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm... cũng rất ít được thí sinh quan tâm nên thường phải tuyển NV2, NV3 mới đủ chỉ tiêu.

Theo bà Trần Thị Thanh, Trưởng Khoa Cơ khí Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thí sinh cứ nghĩ ngành cơ khí, nông lâm là phải cày cấy, tiếp xúc với máy móc, điều kiện làm việc vất vả, lương thấp nên nhiều em tránh. Tuy nhiên, thực tế là những sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí đa số có việc làm ổn định.
 

“Cần phải hiểu đúng hơn về các ngành nghề trước khi đăng ký dự thi” - bà Trần Thị  Thanh nhắn nhủ.


Ông Nguyễn Tiến Dũng cũng cho rằng thí sinh cần tìm hiểu thông tin chuẩn đầu ra của các trường để hình dung khả năng việc làm, nhu cầu nhân lực... nhằm hiểu rõ hơn về các ngành nghề hiện nay. Thí sinh không nên dựa vào những định hướng thiếu cơ sở hoặc ý nguyện của gia đình khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ.

Ngoài ra, thí sinh cũng phải tham khảo điểm chuẩn, tỉ lệ “chọi” của các ngành các năm trước để có cách nhìn tổng quát về ngành mình sẽ dự thi.

 

                                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục