Thông tin từ các trường ĐH, CĐ cho thấy, năm nay các trường đã tích cực đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Ngoài những trường vẫn đào tạo các ngành mà xã hội có nhu cầu cao, rất nhiều trường khác đã mở thêm các ngành mới để thu hút thí sinh.

Ngành kinh tế vẫn được chú trọng

Năm nay, ba trường nhóm đầu thuộc khối ngành kinh tế ở phía Bắc đều mở thêm chuyên ngành mới. Trường ĐH Ngoại thương cho biết, năm 2010 trường mở thêm chuyên ngành Quản trị du lịch và Khách sạn. ĐH Kinh tế quốc dân mở thêm chuyên ngành Kế toán theo chương trình tiên tiến và một số ngành đào tạo chất lượng cao. Trường ĐH Thương mại mở thêm 3 chuyên ngành mới là Quản trị thương hiệu, Thương mại dịch vụ y tế và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quản trị kinh doanh tổng hợp thuộc ngành quản trị kinh doanh. Ngoài ra, một số trường ĐH khác đã tích cực mở ra các ngành đào tạo về kinh tế như: ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến mở thêm 2 ngành mới là Kế toán và Kinh doanh quốc tế;  ĐH Công đoàn mở thêm chuyên ngành Quản trị du lịch và Khách sạn...

Nông - Lâm tiếp tục phát triển

Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, năm nay dự kiến mở thêm 2 ngành là kỹ thuật cơ điện và thiết kế cảnh quan, mỗi ngành khoảng 50 chỉ tiêu. Ngoài ra, trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành có nhu cầu cao gồm: khoa học môi trường, lâm học, kinh doanh, kế toán, quản lý đất đai, kỹ thuật xây dựng... Để đáp ứng yêu cầu xã hội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng dự kiến tăng chỉ tiêu cho các ngành “hot” có đông thí sinh dự thi với 4 ngành: Kế toán, Công nghệ sinh học, Môi trường và Quản lý đất đai.

Mở rộng ngành quan hệ quốc tế

Ngoài một số chuyên ngành đào tạo về quan hệ quốc tế do Học viện Ngoại giao và một số trường khác đào tạo, năm nay các trường đào tạo về khoa học xã hội có xu hướng mở ra chuyên ngành này để đáp ứng nhu cầu xã hội. Ví dụ:  Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở thêm ngành Quan hệ quốc tế với 45 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu của trường là 1.600, tăng 100 chỉ tiêu so với năm trước; Học viện Ngoại giao mở thêm ngành mới là Truyền thông quốc tế.

Tăng chương trình đào tạo liên kết

Đây là xu hướng của nhiều trường ĐH. Có rất nhiều trường đã mở các chương trình liên kết đào tạo. Theo học các chương trình này, SV có cơ hội được học các ngành liên thông. Điển hình là ĐH Quốc gia Hà Nội cho phép SV được đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐH Quốc gia Hà Nội để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng ĐH chính quy.

Ví dụ, tại trường ĐH Công nghệ: SV ngành Vật lý kỹ thuật có cơ hội học đồng thời ngành thứ hai Công nghệ điện tử - viễn thông và SV ngành Cơ học kỹ thuật có cơ hội học đồng thời ngành thứ hai Công nghệ thông tin của trường. Tại trường ĐH Khoa học tự nhiên, TS trúng tuyển các ngành Vật lý, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Hóa học và Công nghệ hóa học nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào lớp học tăng cường tiếng Pháp do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) tài trợ. SV các ngành Vật lý, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ điện tử - viễn thông của trường ĐH Công nghệ. SV ngành Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học có cơ hội học thêm ngành thứ hai là Công nghệ thông tin của trường ĐH Công nghệ.

SV ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế phát triển của trường ĐH Kinh tế. SV ngành Địa lý có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa chính và SV ngành Địa chính có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa lý của trường. Tại trường ĐH Ngoại ngữ, các chuyên ngành, Tiếng Anh quản trị kinh doanh, Tiếng Anh kinh tế đối ngoại, Tiếng Anh tài chính - ngân hàng do trường ĐH Ngoại ngữ và trường ĐH Kinh tế phối hợp đào tạo.  SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế đối ngoại, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế, Du lịch học của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Luật học của khoa Luật. Trường ĐH Kinh tế: SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai Tiếng Anh (phiên dịch) của trường ĐH Ngoại ngữ...

Có thể thấy việc mở ra các chương trình đào tạo liên kết này là một hướng đi sáng tạo và với 2 tấm bằng ĐH sẽ rộng cửa cho SV tìm việc làm.

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục