Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành đào tạo rộng để có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thực tế thị trường lao động đang góp phần tạo nên một xu hướng chọn ngành cho thí sinh trong suốt những năm gần đây.

Các ngành liên quan đến kinh tế vẫn là nhóm ngành có lượng thí sinh dự thi đông nhất. Trong ảnh: thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2009 - Ảnh: Như Hùng

Mặc dù công tác hướng nghiệp đã có tác động nhiều đến động cơ chọn ngành thi của thí sinh, nhiều thí sinh đã có cân nhắc, chọn lựa ngành nghề theo sở thích và năng lực, nhưng cũng còn nhiều thí sinh chọn những ngành dễ học hoặc chọn những trường, ngành năm trước có điểm chuẩn thấp, tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi trên chỉ tiêu thấp hoặc những ngành học mới để hi vọng cơ hội trúng tuyển cao hơn.

Tỉ lệ các vị trí tuyển dụng

Nhóm ngành

Tỉ lệ (%)

Kinh tế - quản trị kinh doanh

23,6

Kế toán - kiểm toán

12,8

Ngoại ngữ

10,9

Ðiện - điện tử

8,7

Khách sạn, nhà hàng, du lịch

4,2

Tài chính - ngân hàng

3,9

Xây dựng

3,9

Y

3,2

Kiến trúc

2,9

Công nghệ thông tin

2,7

Cơ khí

2,6

Hóa chất

2,0

Cơ điện tử

2,0

Kinh doanh dẫn đầu

Thực tế tuyển sinh qua các năm cho thấy năm nhóm ngành thu hút học sinh là kinh doanh chiếm đến 10,8%, tiếp đến là đào tạo giáo viên (9,3%), kế toán - kiểm toán (8,4%), tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (7,5%), ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (4,3%). Nhóm ngành kinh doanh gồm quản trị kinh doanh, marketing, kinh doanh quốc tế, kinh doanh, thương mại, trong đó chỉ riêng ngành quản trị kinh doanh chiếm tỉ lệ 9,94%. Nhóm ngành kinh doanh tuyển sinh khối A (66,8%), khối D1 (28,4%) và các khối khác. Có lẽ điều này cũng tạo nhiều cơ hội cho thí sinh có sở thích nghề nghiệp với nhóm ngành học này. Năm 2009, trong số 66 cơ sở có tuyển sinh nhóm ngành kinh doanh thì các trường có nhiều thí sinh dự thi nhất là ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Tài chính - marketing và ĐH Sài Gòn.

Ngoài ra, điều đáng lưu ý là động cơ chọn ngành học của thí sinh còn liên quan đến việc được miễn giảm học phí mà nhiều trường đã vận dụng để thu hút thí sinh vào những ngành mà các cơ quan rất cần nhưng lại không thu hút thí sinh chỉ vì tên gọi không hấp dẫn.

Nhu cầu nhân lực lớn

Trong khi đó, thông tin tuyển dụng cho thấy đa số các vị trí tuyển dụng đều yêu cầu người tốt nghiệp có trình độ từ đại học (78,6%), còn lại ở các trình độ thấp hơn. Cụ thể là cao đẳng 10,5%, TCCN 11%. Xu thế tuyển dụng của từng nhóm tùy thuộc trình độ. Với sự phát triển của khoa học, một số doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu có kiến thức liên ngành hoặc kiến thức ngành rộng như kế toán - kiểm toán và tài chính - tín dụng, kế toán - kiểm toán và thống kê, công nghệ thông tin và kinh tế, kinh tế và quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và điện tử - viễn thông, cơ khí và quản trị kinh doanh, kinh tế và công nghệ thực phẩm, luật và quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh và một ngành khoa học...

Như vậy, với xu thế phân ngành học hẹp ngay từ năm 1 cũng là điểm hạn chế khả năng thích ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu tuyển dụng. Một số vị trí tuyển dụng đòi hỏi chứng chỉ hành nghề như chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng, chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch...

Với thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị... vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai và tiêu chí quan trọng đối với các nhà tuyển dụng không chỉ là bằng cấp mà chính là kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, khả năng tiếng Anh, khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính.

Giáo dục đại học, cao đẳng sẽ giúp bạn chuẩn bị nghề nghiệp tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ thể nào. Bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị một số nghề nghiệp khác nhau. Như vậy thí sinh cần quan tâm đến năng lực học tập để có được cơ hội chọn bậc học phù hợp, không nên quá bó buộc vào một ngành học hay một chuyên ngành nào hết và lập kế hoạch để khi tốt nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn còn có những kinh nghiệm và các kỹ năng mềm khác.

20 nhóm ngành có số lượng thí sinh dự thi đông nhất

Nhóm ngành

Tỉ lệ (%)

Xếp hạng

Kinh doanh

10,78

1

Ðào tạo giáo viên

9,30

2

Kế toán - kiểm toán

8,43

3

Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm

7,52

4

Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài

4,33

5

Nông nghiệp

3,98

6

Công nghệ thông tin

3,50

7

Xây dựng

3,32

8

Kinh tế học

3,32

9

Y học

3,07

10

Luật

2,80

11

Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

2,75

12

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

2,52

13

Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

2,38

14

Khoa học môi trường

2,20

15

Sinh học ứng dụng

2,17

16

Ðiều dưỡng, hộ sinh

1,94

17

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

1,76

18

Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

1,71

19

Dịch vụ y tế

1,58

20

 
                             
                                                                           Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục